Đối thoại về cải thiện chính sách giáo dục liên quan đến trẻ em dân tộc

TEV: Ngày 23 tháng 5 năm 2018, tại Hà Nội,  Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (VACR) phối hợp với Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the Children) tổ chức “Đối thoại về cải thiện chính sách giáo dục liên quan đến trẻ em dân tộc” để giới thiệu kết quả thí điểm các mô hình thúc đẩy sự tham gia của trẻ em vào việc cải thiện chất lượng môi trường học tập được triển khai tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái trong 3 năm (2015-2018) và một số đề xuất cải thiện chính sách giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số cũng như thúc đẩy vai trò của các tổ chức xã hội trong việc hỗ trợ, thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em trong trường học.

Tham dự có Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam; bà Trần Thị Thanh Thanh nguyên Uỷ viên BCH TW Đảng, Nguyên Bộ trưởng, chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội BVQTEVN; bà Hoàng Thị Tây Ninh, quản lý chương trình, Tổ chức Cứu trợ trẻ em; Bà Nông Thị Kim Cúc, Phó trưởng Ban dân tộc tỉnh Yên Bái; ông Phan Thanh Hải Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Văn Chấn; Tham dự còn có 30 em học sinh và các thầy cô giáo địa diện Ban giám hiệu của 9 trường THCS và PTDT bán trú của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Đại diện chính quyền 10 xã thuộc huyện Văn Chấn, đại diện hội cha mẹ học sinh và 20 phóng viên đến tham dự đưa tin.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa Chủ tịch Hội phát biểu khai mac

Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa Chủ tịch Hội phát biểu khai mac

Phát biểu tại Đối thoại, bà Nguyễn Thị Thanh Hòa – Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam – khẳng định những kết quả mà dự án đạt được trong 3 năm đã góp phần thay đổi không nhỏ trong nhận thức, hành động của trẻ em và các bậc phụ huynh, Ban giám hiệu nhà trường về cải thiện chất lượng môi trường học tập đặc biệt là tại các trường PTDT bán trú, nơi mà trẻ em dân tộc học tập và sinh hoạt.

Trẻ em có quyền được tham gia vào những vấn đề liên quan tới trẻ em như Luật trẻ em 2016 đã quy định. Từ những thay đổi về điều kiện sinh hoạt và học tập của các em đã minh chứng cho sự thay đổi về nhận thức và hành động của người lớn trong việc đảm bảo quyền tham gia của trẻ em được thực hiện tại trường học. Vì vậy cần phát huy những kết quả, bài học kinh nghiệm rút ra sau 3 năm thí điểm cũng như duy trì và nhân rộng để từ đó góp phần cải thiện môi trường giáo dục cho trẻ em dân tộc nói chung và cho trẻ em dân tộc của tỉnh Yên Bái nói riêng.

Bà Tây Ninh đại diện CSI phát biểu.

Bà Tây Ninh đại diện CSI phat biểu.

Bà Hoàng Thị Tây Ninh, quản lý Chương trình, Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam đánh giá cao các kết quả của Dự án trong việc thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức xã hội, đoàn thể và học sinh trong việc thúc đẩy giáo dục có chất lượng, giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc trong trường học

Tại buổi Đối thoại, em Lò Thị Thu Uyên – thành viên Hội đồng tự quản của trường TH&THCS Ba Khe – trình bày bài tham luận với chủ đề “Thúc đẩy sự tham gia của trẻ và quyền trẻ em thông qua mô hình Câu lạc bộ trẻ em và Hội đồng tự quản của trẻ em”. Đây là các mô hình được thí điểm trong khuôn khổ Dự án “Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội, đoàn thể và học sinh trong việc thúc đẩy giáo dục có chất lượng, giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc trong trường học” do VACR và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em phối hợp triển khai tại tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2015 – 2018.

Nguyên Chủ tịch Hội Trần Thị Thanh Thanh trao đỏi với các đại biểu

Nguyên Chủ tịch Hội Trần Thị Thanh Thanh trao đổi với các đại biểu

Em Bàn Thị Còi, thành viên Câu lạc bộ trẻ em trường PTDTBT-THCS Nậm Mười, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái chia sẻ: “Qua các cuộc thi vẽ tranh về quyền trẻ em, kể chuyện qua ảnh… đã lôi cuốn các các bạn học sinh tham gia nhiệt tình, tích cực. Các mẩu chuyện do chúng em tự viết về thầy cô giáo, về đôi bạn cùng tiến, về chúng em sinh hoạt ở khu bán trú, về phong tục tập quán ở địa phương được đánh giá là tốt. Đặc biệt trong Hội thi sân khấu hóa về quyền trẻ em, các thành viên được lựa chọn tham gia đã tích cực luyện tập, có buổi tập còn được bác lãnh đạo xã và đại diện HCMHS đến xem, động viên. Kết quả là chúng em đã đạt giải Ba của hội thi, đây là kết quả rất đáng kích lệ cho chúng em.”

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng được nghe các tham luận về “Cải thiện chính sách giáo dục liên quan đến trẻ em dân tộc thông qua phương pháp đánh giá chất lượng môi trường học tập và xây dựng kế hoạch phát triển trường học có sự tham gia” và “Vai trò của các tổ chức xã hội trong hỗ trợ và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ dân tộc trong trường học”. Đây là những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cho trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái, và cha mẹ để thực sự tham gia đóng góp ý kiến vào việc lập kế hoạch và quản lý của nhà trường, đảm bảo giáo dục có sự phù hợp và gần gũi với văn hóa địa phương.

Với sự hỗ trợ của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam và tổ chức Cứu trợ Trẻ em, Hội đã triển khai Dự án “Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội, đoàn thể và học sinh trong việc thúc đẩy giáo dục có chất lượng, gìn giữ văn hóa và bản sắc dân tộc trong trường học” trong thời gian 3 năm từ 2015-2018. Dự án nhằm thúc đẩy sự tham gia của tổ chức xã hội, đoàn thể và cộng đồng các dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong việc xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách liên quan đến quyền cơ bản về giáo dục, với mục tiêu tác động tới hơn 3,000 trẻ em ở cấp THCS và 4,500 thành viên cộng đồng thuộc các nhóm dân tộc H’mông, Dao, Thái và Khơ mú, cùng 300 giáo viên và cán bộ quản lý của 10 trường TH&THCS và PTDTBT tại 9 xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Đại diện Phòng Giáo dục huển phat biểu

Đại diện Phòng Giáo dục huển phat biểu

Đại diện phụ huynh học sinh phát biểu

Đại diện phụ huynh học sinh phát biểu

Đại diện UBND xã nơi thực hiện dự án phat biêu

Đại diện UBND xã nơi thực hiện dự án phat biêu

Hoạt cảnh minh họa của trẻ em

Hoạt cảnh minh họa của trẻ em

Treemviet

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *