Dự án thuộc Quỹ Thúc đẩy sáng kiến tư pháp (Quỹ JIFF lần 4)
Được triển khai từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024 với sự tài trợ của Quỹ Thúc đẩy sáng kiến tư pháp, dự án “Nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng, hỗ trợ pháp lý và đại diện bào chữa, tham gia đóng góp ý kiến cho các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nhóm yếu thế, dễ tổn thương, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em phù hợp với Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan” do Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam thực hiện đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ.
Dự án hướng tới các kết quả chính nhằm
(1) nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền trẻ em, pháp luật xử phạt, xử lý hình sự đối với hành vi xâm hại tình dục trẻ em, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục dành cho các em học sinh, giáo viên nhà trường và cha mẹ/người chăm sóc trẻ tại Hà Nội và Hòa Bình.
(2) nâng cao năng lực cho luật sư vì quyền trẻ em về kỹ năng làm việc với trẻ em và tham gia tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý tại tòa cho trẻ em và gia đình trẻ là nạn nhân của xâm hại tình dục;
(3) góp ý vào các dự thảo văn bản pháp luật liên quan đến trẻ em để trẻ em sẽ là các chủ nhân tương lai góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, thịnh vượng và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Để đạt được mục tiêu “Nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền trẻ em, pháp luật xử phạt, xử lý hình sự đối với hành vi xâm hại tình dục trẻ em, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục”, Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã phối hợp với các luật sư có kinh nghiệm trong tuyên truyền pháp luật về quyền trẻ em tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật dành cho học sinh, giáo viên tại các trường học và cho cha mẹ/người chăm sóc trẻ tại cộng đồng.
Đã có 12 trường THCS và THPT trên địa bàn Hà Nội và huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình với gần 19.000 học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường được tuyên truyền pháp luật về những nội dung chính về quyền và bổn phận của trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em, những nguy cơ trẻ bị xâm hại tình dục và kỹ năng để phòng, chống lại các nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Với cách thức tuyên truyền thông qua trao đổi trực tiếp trên sân khấu và dưới sân trường, diễn kịch, chiếu video tình huống cùng với sự phân tích của luật sư cũng đã góp phần chuyển tải thông tin một cách dễ hiểu và dễ nhớ hơn đối với các em học sinh.
Cùng với các hoạt động tuyên truyền pháp luật trong trường học dành cho học sinh, các luật sư vì quyền trẻ em của Hội Bảo vệ quyền trẻ em cũng đã tuyên truyền trực tiếp tại các phường trên địa bàn Hà Nội và huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình với sự tham dự của gần 600 cha mẹ/người chăm sóc trẻ và cán bộ, cộng tác viên ở địa phương. Thông qua tình huống giả định, luật sư cũng đã phân tích những nguy cơ, hậu quả của XHTDTE đồng thời cung cấp những quy định của pháp luật bao gồm cả xử lý hành chính và hình sự đối với các hành vi xâm hại tình dục trẻ em và hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ và cán bộ xã hội về một số kỹ năng giúp con phòng tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục và cách thức tìm kiếm sự hỗ trợ, tư vấn khi trẻ trở thành nạn nhân của XHTD
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã tổ chức lớp tập huấn cho gần 40 luật sư, cán bộ tư vấn pháp lý, người đang học tập/nghiên cứu về pháp luật trong 2 ngày 12-13/3/2024 tại Hà Nội nhằm nâng cao kiến thức về bảo vệ trẻ em và các kỹ năng làm việc với trẻ em trong tuyên truyền pháp luật và hỗ trợ tại tòa cho trẻ em và gia đình trẻ là nạn nhân bị xâm hại, bạo lực.
Tại lớp tập huấn, các học viên đã được nghe báo cáo viên là đại diện cơ quan Nhà nước như Bộ Tư pháp, Bộ LĐTBXH cung cấp những thông tin về quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước, quy định hướng dẫn về thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trong tuyên truyền và hỗ trợ pháp lý cho trẻ em và gia đình trẻ là nạn nhân bị bạo lực, xâm hại. Đặc biệt kỹ năng giao tiếp phi bạo lực đối với trẻ và sơ cứu tâm lý cho trẻ trong quá trình làm việc với trẻ là nạn nhân của xâm hại cũng đã được các giảng viên là những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong làm việc với trẻ em chia sẻ tại lớp tập huấn.
Thông qua nội dung tập huấn, các luật sư được trang bị một số kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả hơn trong các hoạt động tuyên truyền pháp luật và tư vấn pháp luật cho trẻ em và gia đình trẻ tại cộng đồng. Đặc biệt trong các vụ bảo vệ nạn nhân bị bạo lực, xâm hại là trẻ em, các luật sư cũng sẽ có thêm những kỹ năng để giúp cho quá trình làm việc với trẻ hiệu quả hơn.
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã tổ chức lớp tập huấn cho gần 40 luật sư, cán bộ tư vấn pháp lý, người đang học tập/nghiên cứu về pháp luật trong 2 ngày 12-13/3/2024 tại Hà Nội nhằm nâng cao kiến thức về bảo vệ trẻ em và các kỹ năng làm việc với trẻ em trong tuyên truyền pháp luật và hỗ trợ tại tòa cho trẻ em và gia đình trẻ là nạn nhân bị xâm hại, bạo lực.
Tại lớp tập huấn, các học viên đã được nghe báo cáo viên là đại diện cơ quan Nhà nước như Bộ Tư pháp, Bộ LĐTBXH cung cấp những thông tin về quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước, quy định hướng dẫn về thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trong tuyên truyền và hỗ trợ pháp lý cho trẻ em và gia đình trẻ là nạn nhân bị bạo lực, xâm hại. Đặc biệt kỹ năng giao tiếp phi bạo lực đối với trẻ và sơ cứu tâm lý cho trẻ trong quá trình làm việc với trẻ là nạn nhân của xâm hại cũng đã được các giảng viên là những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong làm việc với trẻ em chia sẻ tại lớp tập huấn.
Thông qua nội dung tập huấn, các luật sư được trang bị một số kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả hơn trong các hoạt động tuyên truyền pháp luật và tư vấn pháp luật cho trẻ em và gia đình trẻ tại cộng đồng. Đặc biệt trong các vụ bảo vệ nạn nhân bị bạo lực, xâm hại là trẻ em, các luật sư cũng sẽ có thêm những kỹ năng để giúp cho quá trình làm việc với trẻ hiệu quả hơn.
Hoạt động góp ý, tư vấn về các văn bản pháp luật liên quan tới trẻ em cũng đã được Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam triển khai nhằm đóng góp ý kiến vào nội dung trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Phòng chống bạo lực gia đình liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em thông qua Diễn đàn các tổ chức xã hội hoạt động vì trẻ em về vấn đề thực hiện quyền trẻ em theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Luật trẻ em.
Vượt qua mong đợi của đề xuất ban đầu. Đã có 93 đại biểu tham dự đại diện của các Bộ, ngành liên quan tới lĩnh vực trẻ em như Bộ LĐTBXH, Bộ VHTTDL, Hội LHPNVN, Bộ Công an… và các tổ chức xã hội làm về trẻ em tham gia đóng góp ý kiến.
Thông qua buổi góp ý tại Diễn đàn, các đại biểu đã tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về vai trò của tổ chức xã hội trong định hướng xây dựng dự thảo Nghị định quy định Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình tập trung vào các hoạt động tuyên truyền, vận động cam kết không có hành vi bạo lực gia đình; tư vấn, hòa giải, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; tiếp nhận, thu thập thông tin để phản ánh, kiến nghị, chuyển gửi; chia sẻ thông tin giữa cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội
Đại biểu cũng đề xuất cần quan tâm tới đối tượng bạo lực, xâm hại tình dục vào nhóm đối tượng được hỗ trợ khẩn cấp, cần thực hành phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục con để phòng chống bạo lực trẻ em trong gia đình tốt hơn. Đại diện của Vụ Gia đình, Bộ VHTTDL cũng đã lắng nghe, chia sẻ và bày tỏ sẽ xem xét những kiến nghị, đề xuất của đại biểu từ diễn đàn.
Mặc dù thời gian thực tế triển khai Dự án tại thực địa chỉ có 7 tháng nhưng dự án “Nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng, hỗ trợ pháp lý và đại diện bào chữa, tham gia đóng góp ý kiến cho các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nhóm yếu thế, dễ tổn thương, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em phù hợp với Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan” do Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam triển khai đã đạt được những kết quả đáng khích lệ
Hội cũng đã có sự linh hoạt trong chuyển đổi hình thức tuyên truyền pháp luật tại cộng đồng cho phù hợp với tình hình thực tế. Đặc biệt, video hoạt hình về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cũng đã được xây dựng, đăng tải trên các kênh truyền thông trực tuyến của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam và chia sẻ, chiếu trong các sự kiện truyền thông, triển lãm do Hội và Hội thành viên ở địa phương tổ chức đã góp phần tiếp cận nhiều hơn tới người lớn và trẻ em để góp phần nâng cao nhận thức về quyền trẻ em và phòng chống xâm hại trẻ em.
Tuy số lượng ca hỗ trợ theo địa bàn dự án không nhiều nhưng những luật sư vì quyền trẻ em đã tham gia các hoạt động của dự án như tập huấn, tuyên truyền pháp luật, tư vấn hỗ trợ cũng đã có sự gắn kết với hoạt động phối hợp với Hội, tham gia tích cực trong bảo vệ trẻ em và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng tránh xâm hại, bạo lực trẻ em ở những vùng địa bàn khác ngoài dự án để góp phần đảm bảo mọi trẻ em đều được bảo vệ và các em có thể tìm kiếm sự hỗ trợ nhanh và hiệu quả nhất khi rơi vào nguy cơ là nạn nhân bị bạo lực và xâm hại.
Những hoạt động mà Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam triển khai trong khuôn khổ dự án cũng chính là những hoạt động ưu tiên trong kế hoạch thực hiện chiến lược của Hội giai đoạn 2023-2028. Chính bởi vậy, những bài học kinh nghiệm, những kết quả tốt từ việc triển khai hoạt động dự án sẽ tiếp tục được Hội thực hiện trong thời gian tới theo đúng phương châm hành động ““Đoàn kết, Sáng tạo, Hội nhập, Cống hiến vì sự phát triển toàn diện và đảm bảo quyền trẻ em”, góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.