Tuyển tư vấn biên tập câu chuyện triển lãm

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

Dự án “Tăng cường năng lực các tổ chức xã hội về quản trị quyền trẻ em” do Tổ chức Cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam (SCI) tài trợ triển khai giai đoạn mới từ tháng 12/2019 đến 31/12/2021. Một trong những mục tiêu của dự án là “Phụ huynh của trẻ (cha và mẹ) hiểu rõ các hậu quả tiêu cực tiềm tàng từ các hình phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ, và thực hành/áp dụng các biện pháp thay thế phù hợp và tích cực trong việc chăm sóc/nuôi dạy trẻ một cách tích cực”.

Nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng xã hội đặc biệt là nhóm đối tượng là cha mẹ/người chăm sóc trẻ về phòng chống bạo lực trẻ em đặc biệt là trong giáo dục trẻ em tại gia đình, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam được sự hỗ trợ của tổ chức SCI triển khai hoạt động truyền thông tại cộng đồng để nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của cha mẹ/người chăm sóc trẻ trong việc phòng chống bạo lực trẻ em, thúc đẩy việc áp dụng các hình thức giáo dục phi bạo lực đối với trẻ em trong gia đình. Thông qua việc thu thập câu chuyện/ý kiến/chia sẻ thực tế trải nghiệm của trẻ em và người lớn đã từng là nạn nhân của bạo lực gia đình ở các tỉnh/TP để triển lãm, tiếp cận tới nhiều người, đặc biệt là cha mẹ/người chăm sóc trẻ để mọi người hiểu thêm những cảm nhận/suy nghĩ/mong muốn của trẻ là nạn nhân của bạo lực gia đình về những hình thức bạo lực mà trẻ trải qua trong gia đình để từ đó hiểu thêm về tầm quan trọng của môi trường gia đình an toàn, phi bạo lực tiến tới xóa bỏ các hình thức bạo lực đối với trẻ em nói chung và trong giáo dục trẻ em nói riêng, góp phần đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em được triển khai hiệu quả trong môi trường gia đình.

MỤC TIÊU

Nâng cao nhận thức của cha mẹ/người chăm sóc trẻ về những hậu quả tiêu cực của bạo lực gia đình đối với sự phát triển của trẻ (về mặt thể chất và tinh thần), đồng thời giúp cha mẹ, người chăm sóc trẻ và các bên liên quan khác hiểu được vấn đề bạo lực gia đình từ góc độ của trẻ, từ đó có những thay đổi về hành vi và tham gia tích cực vào phòng chống bạo lực trẻ em tại gia đình, đồng thời chủ động tìm kiếm các hình thức giáo dục trẻ phi bạo lực để đảm bảo trẻ được phát triển một toàn diện, an toàn trong môi trường gia đình.

 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

  1. Thời gian: từ tháng 7-9/2021
  2. Địa điểm: Hà Nội

NHIỆM VỤ CỦA TƯ VẤN

  • Tư vấn sẽ biên tập lại từ 10-20 câu chuyện của trẻ em và người lớn do VACR cung cấp và gửi lại bản đã biên tập để xin ý kiến trẻ và gia đình, người kể chuyện trước khi tiến hành các bước thiết kế.
  • Tư vấn thiết kế sản phẩm trưng bày cho mỗi câu chuyện (bức tranh vẽ/hình ảnh mô tả nội dung câu chuyện và trích dẫn ý kiến/chia sẻ của trẻ em/người lớn được in khổ lớn) trong triển lãm.
  • Tư vấn tham gia, hỗ trợ VACR trong việc thiết kế hoạt động triển lãm và truyền thông các câu chuyện của trẻ em và người lớn là nạn nhân của bạo lực gia đình.
  • TIÊU CHÍ LỰA CHỌN TƯ VẤN
  • Có trình độ từ đại học trở lên, ưu tiên những người có chuyên môn về công tác xã hội, truyền thông, tâm lý hoặc các ngành có liên quan
  • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em;
  • Có kinh nghiệm trong biên tập, thiết kế các sản phẩm truyền thông liên quan tới trẻ em.
  • Am hiểu về quyền trẻ em, có kỹ năng làm việc với trẻ em;
  • Có kinh nghiệm phối hợp với các tổ chức xã hội trong hoạt động liên quan tới trẻ em
  • Có kinh nghiệm trong hoạt động truyền thông tại cộng đồng đặc biệt là liên quan tới trẻ em
  • PHÍ TƯ VẤN VÀ CÁCH THỨC THANH TOÀN
  • Phí tư vấn: theo thoả thuận.
  • Việc thanh toán sẽ được thực hiện một lần bằng phương thức chuyển khoản sau khi công việc được hoàn thành và được VACR nghiệm thu.

CÁCH NỘP HỒ SƠ

Các cá nhân quan tâm vui lòng chuẩn bị hồ sơ gồm:  Lý lịch, kinh nghiệm làm việc (CV), một số sản phẩm đã biên tập, thiết kế; và đề xuất mức phí cho gói công việc đã nêu ở trên.

Hồ sơ được gửi đến địa chỉ email: tuyendung.vacr@gmail.com;

Mọi thông tin cần làm rõ hơn vui lòng liên hệ: Ms Hiền – 0812956933

Hạn nộp hồ sơ 15/7/2021

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *