Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tuyển chuyên gia thực hiện tài liệu hóa dự án

TEV:Thực hiện kế hoạch triển khai dự án “Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội, đoàn thể và học sinh trong việc thúc đẩy giáo dục có chất lượng, gìn giữ văn hóa và bản sắc dân tộc trong trường học” do phái đoàn Liên minh Châu Âu tài trợ thông qua tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cần tuyển 01 chuyên gia thực hiện hoạt động “Tài liệu hóa” quy trình thúc đẩy sự tham gia của trẻ em tạị 10 trường Trung học phổ thông cơ sở thuộc 9 xã tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với mô hình Hội đồng tự quản và Câu lạc bộ trẻ em.

Để biết về chi tiết vui lòng xem Điều khoản tham chiếu.( Kèm theo)

Thông tin liên hệ: Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam –

Email: hoibvqtevn@gmail.com, sđt: 02437823936.

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR)

  1. Thông tin về dự án:

Theo kết quả từ các dự án trước đó và ý kiến tham vấn cộng đồng tại huyện Văn Chấn, trẻ em dân tộc thiểu số hoàn toàn có khả năng tham gia thúc đẩy một số quyền liên quan đến giáo dục cơ bản trong quá trình các em tham gia vào quản lý trường học và xây dựng chính sách. Do vậy, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (SC) quyết định tập trung vào việc xây dựng năng lực cho trẻ em tham gia vào việc ra quyết định và tham gia hoạch định chính sách.

Dự án Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội, đoàn thể và học sinh trong việc thúc đẩy giáo dục có chất lượng, gìn giữ văn hóa và bản sắc dân tộc trong trường học do phái đoàn Liên minh Châu Âu tài trợ thông qua tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam (SC) được triển khai tại 10 trường THCS thuộc 9 xã của huyện Văn Chấn tỉnh Yến bái từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 5 năm 2018.

Mục tiêu chung của dự án nhằm thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức xã hội, các đoàn thể và trẻ em và tạo cơ hội cho các nhóm dân tộc thiểu số thực hiện các quyền cơ bản đồng thời tích cực tham gia vào quá trình phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể: Các tổ chức xã hội, các đoàn thể và cộng đồng các dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em, trên địa bàn tỉnh Yên Bái tham gia nhiều hơn trong việc xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách liên quan đến quyền cơ bản về giáo dục.

Kết quả mong đợi:

  1. Các tổ chức xã hội tại địa phương được xây dựng năng lực để có tiếng nói chung về các vấn đề liên quan đến trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt quan tâm đến giáo dục cho trẻ em gái và vấn đề đa dạng văn hóa.
  2. Trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái, và cha mẹ được nâng cao năng lực để thực sự tham gia đóng góp ý kiến vào việc lập kế hoạch và quản lý của nhà trường, đảm bảo giáo dục có sự phù hợp và gần gũi với văn hóa địa phương.
  3. 3. Cộng đồng dân tộc thiểu số và trẻ em có cơ hội bày tỏ ý kiến với các nhà hoạch định chính sách và tạo được ảnh hưởng đối với quá trình đổi mới giáo dục và thực hiện chiến lược giáo dục của chính phủ cho giai đoạn 2015-2020.

Để nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội địa phương kiến thức về quyền trẻ em, Dự án đã Tiến hành đánh giá năng lực của các tổ chức xã hội, các tổ chức đoàn thể về khả năng thúc đẩy quyền trẻ em, tổ chức các hoạt động tham vấn thân thiện với trẻ và giám sát chính sách liên quan đến trẻ em. Kết quả của cuộc đánh giá được dùng làm thông tin đầu vào cho việc xây dựng năng lực chi tiết của các tổ chức xã hội trong quá trình tham gia dự án. Dự án đã tổ chức tập huấn cho thành viên các tổ chức xã hội, các tổ chức đoàn thể, trưởng thôn/bản và nhà trường về quyền trẻ em, sự tham gia của trẻ và kỹ năng điều hành, ngoài ra học viên còn làm quen và học cách sử dụng các công cụ đánh giá môi trường học tập có chất lượng (QLE) và kế hoạch phát triển trường học(SIP)[1]. Tài liệu tập huấn về quyền trẻ em, sự tham gia của trẻ và kỹ năng điều hành lấy trẻ làm trọng tâm này sẽ được sử dụng để tập huấn cho các học viên. Dự án đã tổ chức các buổi tập huấn về phương pháp nghiên cứu chính sách, cũng như các kỹ năng phân tích và vận động chính sách có liên quan đến trẻ em.

Để học sinh  được tham gia thực sự vào việc đóng góp ý kiến vềquá trình lập kế hoạch và quản lý nhà trường, đảm bảo giáo dục có sự phù hợp và gần gũi với văn hóa địa phương, dự án đã tiến hành một số hoạt động chính như sau: Tập huấn cho Ban Giám hiệu nhà trường và giáo viên, Ban \đại diện cha mẹ học sinh và trưởng thôn/bản tại 10 trường học về việc lên kế hoạch và quản lý trường học có sự tham gia (QLE và SIP); thành lập Hội đồng tự quản học sinh (CMC) tại các trường học và tập huấn cho các em  về quyền trẻ em, kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo nhằm thúc đẩy quyền trẻ em, sự phát triển và đa dạng văn hóa thông qua các hoạt động ngoại khóa và các sự kiện của trường trong việc thúc đẩy các hoạt động học tập thân thiện trong lớp, trường; tổ chức các cuộc họp CMC hàng tháng để đưa ra những sáng kiến khác nhau nhằm thúc đẩy môi trường học tập thân thiện trong lớp; hướng dẫn CLB trẻ em tổ chức các hoạt động khác nhau nhằm thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong và ngoài trường học;hướng dẫn CMC, cán bộ giáo viên nhà trường, Hội đồng Giáo dục địa phương, các tổ chức xã hội/đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh và trưởng thôn/ban tổ chức đánh giá QLE tại trường học và xây dựng kế hoạch phát triển trường học có sự tham gia của phụ huynh và trẻ em dân tộc;tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức các cuộc trao đổi hàng tháng giữa đại diện CMC, Ban đại diện cha mẹ học sinh và nhân viên trường học để thực hiện kế hoạch phát triển trường học và những vấn đề khác liên quan tới quản lý trường học và môi trường học tập. Đoàn thanh niên và SUDECOM sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức cuộc trao đổi hai tháng một lần giữa các thành viên CMC, Ban đại diện cha mẹ hó cinh và cán bộ quản lý trường học. Cuộc họp này sẽ là cơ hội để trẻ em dân tộc thiểu số tại các trường tham gia dự án và những bên liên quan cùng chia sẻ tiến độ thực hiện SIP và trao đổi về những vấn để quan trọngtrong quá trình thực hiện SIP.

– Để cộng đồng dân tộc thiểu số và trẻ em trong địa bàn dự án có cơ hội tham gia cùng các nhà hoạch định chính sách và tạo ảnh hưởng đối với quá trình cải cách giáo dục, dự án đã thiết kế một chuỗi các hoạt động đối thoại và vận động chính sách,trong đó tập trung tổ chức hội thảo cấp huyện giữa đại diện các nhóm dân tộc thiểu số, tổ chức xã hội/đoàn thể, cán bộ giáo viên ngành giáo dục và chính quyền địa phương về kế hoạch giáo dục địa phương và lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương (SEDP), thảo luận về kết quả của cuộc đánh giá chất lượng môi trường học tập và cơ hội mở rộng quy mô tại cấp huyện.   

– Nhằm hướng tới việc đúc kết kinh nghiệm và phổ biến phương pháp thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong trường học Trung học cơ sở, Dự án “Khuyến khích….” Triển khai hoạt động tài liệu hóa các quy trình được thực hiện tại cấp cơ sở, chủ yếu tập trung vào sự tham vấn và tham gia của trẻ cũng như vai trò của các tổ chức xã hội/đoàn thể. Những tài liệu này sẽ bao gồm các biên bản cuộc họp, tổng kết các hội thảo, tập huấn và hình ảnh. Từ đó, Bộ tài liệu “Bài học kinh nghiệm” sẽ được xây dựng theo chủ đề “về việc thúc đẩy sự tham gia của trẻ trong thực hiện quyền trẻ em và cải thiện môi trường học tập có chất lượng”

Hoạt động này sẽ được triển khải bởi một nhóm chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, trong đó bao gồm 01 chuyên gia chính và các chuyên gia ở địa phương có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục phổ thông. Nhóm chuyên gia có nhiệm vụ thu thập biên bản các cuộc họp hàng tháng của mô hình Hội đồng tự quản (CMC), Câu lạc bộ (CLB) của 10 trường, báo cáo tổng hợp các khóa tập huấn, các nghiên cứu, các hội thảo về lồng ghép kế hoạch cấp xã, cấp huyện, các cuộc đánh giá QLE và kế hoạch các trường học (SIP), từ đó, xây dựng bộ tài liệu bài học kinh nghiệm, trong đó bao gồm những biểu đồ trực quan, các bài viết nghiên cứu điển hình và hình ảnh. Ngoài ra, những thay đổi về thực hành và chính sách cũng được chỉ ra nhằm tuyên truyền, vận động nhân rộng mô hình của dự án.

  1. Mục tiêu và kết quả mong đợi:

Nhằm đảm bảo triển khai có hiệu quả các hoạt động tài liệu hóa, dự án đề xuất tuyển chuyên gia tư vấn hỗ trợ kỹ thuật thực hiện các hoạt động đã nêu.

2.1 Mục tiêu:

Tài liệu hóa lại quy trình thúc đẩy sự tham gia của trẻ em tạị 10 trường THCS trong các hoạt động của trường và của 9 xã tại huyện Văn Chấn với mô hình CMC và CLB

2.2 Kết quả mong đợi:

  • 01 bộ tài liệu các hoạt động của dự án liên quan đến mô hình CMC và CLB thực hiện tại huyện Văn Chấn từ tháng 8/2015 đến 9/2017
  • 01 báo cáo phân tích bài học kinh nghiệm về việc thúc đẩy sự tham gia của trẻ trong thực hiện quyền trẻ em và cải thiện môi trường học tập có chất lượng
  1. Phạm vi công việc:
  • Chuyên gia tư vấn sẽ làm việc với cán bộ Dự án của VACR và SC tại Hà Nội và tiến hành thu thập tư liệu tại các đối tác thực hiện Dự án ở Yên Bái (SUDECOM), huyện Văn Chấn (Đoàn TNCSHCM và 10 trường THCS);
  • Trong quá trình thu thập tư liệu ở địa phương chuyên gia tư vấn sẽ được cán bộ dự án VACR hỗ trợ và giám sát.
  1. Phương pháp:
  • Quá trình làm việc của chuyên gia tư vấn cần tuân thủ phương pháp tiếp cận có sự tham gia
  • Chuyên gia sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính
  1. Nguyên tắc:
  • Chuyên gia tư vấn chịu sự giám sát của cán bộ dự án
  • Quá trình làm việc của chuyên gia tư vấn cần tuân thủ phương pháp tiếp cận có sự tham gia;
  • Các tài liệu thu thập cho việc tư liệu hóa cần đảm bảo tính trung thực, chính xác và đầy đủ (với mức độ hiện có)
  • Trao đổi thông tin kịp thời với cán bộ của dự án khi có thay đổi nội dung, kế hoạch, phương pháp trong quá trình thực hiện hoạt động.
  1. Hợp đồng và phí tư vấn:
  • Hợp đồng tư vấn ngắn hạn sẽ được ký giữa chuyên gia và Hội BVQTEVN (VACR) theo quy định của dự án
  • Chi phí tư vấn được chi theo chế độ của dự án. Phí tư vấn sẽ được tính theo ngày làm việc (bao gồm cả ngày làm việc ở địa phương, thời gian đi trên đường và viết báo cáo).
  • Phí tư vấn sẽ được thanh toán thành 02 đợt

+ Đợt1:  50% sau khi VACR nhận được bộ tài liệu các hoạt động của Dự án

+ Đợt 2: 50% còn lại sau khi VACR nhận được 01 báo cáo hoàn thiện về phân tích bài học kinh nghiệm của mô hình

  • Tổng phí tư vấn cho nhóm chuyên gia tư vấn (bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân) không vượt quá 42.000.000 VND
  • Trong quá trình thực hiên các hoạt động tại địa phương VACR có trách nhiệm thu xếp phương tiện đi lại, phòng ở và tiền ăn cho chuyên gia tư vấn theo định mức của dự án.
  1. Yêu cầu trình độ và kinh nghiệm đối với chuyên gia tư vấn:
  • Tốt nghiệp sau đại học chuyên ngành phát triển cộng đồng, công tác xã hội, xã hội học, giáo dục hoặc các ngành có liên quan khác
  • Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quyền trẻ em, làm việc với các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến trẻ em
  • Có kinh nghiệm về nghiên cứu chính sách, lập kế hoạch, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu chính sách giáo dục;
  • Có kinh nghiệm và kiến thức trong việc tài liệu hóa và biên soạn tài liệu;
  1. Bản quyền:
  • Bản kế hoạch chi tiết triển khai hoạt động tư liệu hóa cần được gửi cho VACR phê duyệt ít nhất 1 tuần trước khi thực hiện;
  • Tất cả các báo cáo và tài liệu có liên quan được gửi cho VACR ở dạng bản in và bản điện tử;
  • Tất cả các báo cáo, bộ tài liệu, các sản phẩm thu thập được trong quá trình tư liệu hóa thuộc quyền sở hữu của dự án
  1. Hồ sơ ứng tuyển:

Các ứng viên quan tâm vui lòng gửi: (1) Đề xuất kỹ thuật, (2) CVs, (3) Đề xuất tài chính cho VACR theo địa chỉ Email: hoibvqtevn@gmail.com trước ngày 10/11/2017.

  1. Mẫu đề xuất kế hoạch chi tiết:
Hoạt động Đầu ra Thời gian dự kiến Số ngày làm việc

 

Địa điểm làm việc Ghi chú
Phỏng vấn 13-14/11 Hà Nội
Ký hợp đồng 17/11 Hà Nội
Họp với SC và VACR thống nhất kế hoạch chi tiết Bản đề xuất KH chi tiết 20/11 0.5 Hà Nội
Thiết kế biểu tổng hợp tài liệu (bản hoàn thiện)

 

27/11 1.5 Hà Nội
Thu thập tài liệu các hoạt động của dự án tại Yên Bái (với SUDECOM) Bộ tài liệu các hoạt động của dự án 28/11 đến 15/12 1 Thành phố Yên Bái
Thu thập tài liệu các hoạt động của dự án tại Văn Chấn (với Huyện Đoàn và 10 trường dự án) 6 Văn Chấn, Yên Bái Bao gồm 1 ngày đi và 5 ngày làm việc
Thu thập tài liêu các hoạt động của dự án tại Hà Nội 1 Hà Nội
Rà soát và nghiên cứu tài liệu đã được thu thập 16-20/12 2 Hà Nội
Viết báo cáo 01 dự thảo báo cáo phân tích 21-30/12 6

 

 

 

Hà Nội
Hoàn thiện báo cáo (dựa vào góp ý của các bên) 01 báo cáo cuối cùng 15/1/2018 2 Hà Nội
Tổng số ngày: 20

 

[1] QLE là một công cụ nhằm xác định những nhu cầu về chất lượng và những lỗ hổng/thiếu thốn tại trường học. Trong khi đó, SIPs là công cụ hướng đến hành động, được sử dụng nhằm vạch ra các hành động cụ thể để mỗi trường học có thể tự mình giải quyết những nhu cầu và lỗ hổng đã được xác định thông qua đánh giá QLE. Mang tính chất giống như một Bản ghi nhớ thỏa thuận (MOU), SIP là tài liệu công khai, được ký kết nhằm mục đích thúc đẩy trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong quá trình lên kế hoạch và quản lý trường học tại cấp trường học.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *