Công tác dân vận của Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam trong tình hình mới

Trong tác phẩm dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác nói rằng: “Dân vận là vận động lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm và những việc mà đoàn thể chính phủ giao cho…..”

Bác  đã chỉ rõ đối tượng để vận động là dân, nhân dân. Dân, nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng, vừa là mỗi con người Việt Nam cụ thể, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, “già, trẻ gái trai, giàu nghèo”. Như vậy, hễ là người Việt Nam  đều là đối tượng để vận động, đồng thời cũng là những người làm dân vận, theo Bác, công việc vận động nhân dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn thể nhân dân. Đã là người Việt Nam yêu nước thì đều có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia làm những việc ích quốc, lợi dân. Đó là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc của mình và đối với chính mình.

Như vậy dù là tổ chức đảng, là chính quyền là các tổ chức chính trị hay các tổ chức xã hội đều phải làm công tác dân vận để thực hiện những nhiệm vụ mà tổ chức đó được đảng, nhà nước giao cũng như thực hiện những mục tiêu của tổ chức đó đề ra nhằm phục vụ cho một đối tượng nhân dân cụ thể.

Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam là một tổ chức xã hội được Nhà nước cho phép thành lập và được giao nhiệm vụ trong Điều 92 Luật trẻ em 2016 như vận động hội viên của tổ chức và xã hội hỗ trợ, tham gia xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch, dịch vụ đáp ứng quyền của trẻ em, phòng ngừa hành vi vi phạm quyền của trẻ … theo tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức được pháp luật quy định; Tổ chức việc cung cấp dịch vụ đáp ứng quyền của trẻ em theo sự ủy quyền, hỗ trợ của Chính phủ, các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, ngoài việc thực hiện các quy định trên có trách nhiệm “tổ chức việc kết nối, thu thập thông tin, kiến nghị của các tổ chức xã hội và của trẻ em chuyển đến các cơ quan nhà nước để góp ý, tư vấn cho việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về quyền trẻ em; tham gia giám sát thực hiện quyền trẻ em; phát biểu chính kiến và kiến nghị của Hội đối với các cơ quan nhà nước có liên quan về các vấn đề về trẻ em và việc vi phạm pháp luật về trẻ em.”

 

Mục tiêu và đối tượng của Hội là bảo vệ và tham gia thực hiện các quyền của trẻ em. Để thực hiện được các nhiệm vụ trên Hội đã nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò của công tác dân vận cũng như  công tác xã hội hóa  nên đã phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ xã hội. Đồng thời triển khai và phối hợp có hiệu quả công tác “Dân vận” cùng các tổ chức, cá nhân, đơn vị trong từng hoạt động cụ thể như :

-Vận động xây dựng và phát triển  các tổ chức hội tại các địa phương, thành lập các Chi hội tập hợp nguồn nhân lực có chuyên môn để phục vụ cho công tác chăm lo,  bảo vệ  thực hiện các quyền của trẻ em (hiện đã có 30 hội viên tổ chức và 28 Chi hội, Trung tâm, đơn vị trực thuộc trên cả nước, có các Chi hội, câu lạc bộ đã làm rất tốt vai trò của mình hỗ trợ hội trong công tác tuyên truyền giáo dục vận động người dân thay đổi nhận thức hành vi trong việc thực hiện và bảo vệ quyền trẻ em, tham gia trợ giúp pháp lý trong các vụ việc bạo lực xâm hại trẻ em, đề xuất vận động chính sách..v..vv), tất cả những thành viên tham gia đều tự nguyện đóng góp công sức, tài chính để cùng Hội chăm lo cho trẻ em cả nước.

-Vận động nguồn lực để phục vụ cho các mục tiêu, chương trình như Thắp sáng ước mơ, bảo vệ trẻ em có nguy cơ bỏ học, Phòng chống đuối nước bảo vệ sinh mạng trẻ em,  ươm mầm ước mơ, tết ấm cho em, kết nối yêu thương ..v..v mỗi năm có hàng chục  tỷ đồng được vận động để phục vụ cho các chương trình này, hàng chục ngàn trẻ em trong cả nước đã được thụ hưởng, góp phần cùng nhà nước chăm sóc cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.

-Vận động phối hợp với các tổ chức quốc tế để hỗ trợ cho các mục tiêu tuyên truyền, nâng cao năng lực cho cán bộ, hội viên trong việc thực hiện các quyền trẻ em.

-Phối hợp cùng các tổ chức chính trị để tham gia giám sát, phản biện đề xuất chính sách hằng năm. Việc đề xuất chính sách đối với Hội cũng là một công tác vận động, nói sao để Chính phủ, để Quốc hội thấy được những chính sách đó cần thiết cho trẻ em để đưa vào Luật, đưa vào các văn bản Nhà nước.

Do đó, từ những việc làm có hiệu quả trên đã cho thấy công tác dân vận đối với các tổ chức xã hội  là rất quan trọng, rất cần thiết, nếu không làm tốt công tác dân vận thì làm sao huy động được sức người, sức của để cùng nhau thực hiện các mục tiêu vì trẻ em đã đề ra, Hội chỉ là tổ chức xã hội- quần chúng nên công tác dân vận còn khó khăn hơn làm sao để nhận được sự chia sẻ, đồng tâm nhất trí và tự nguyện cùng với Hội thực hiện phương châm “Chung tâm, chung trí, chung sức bảo vệ quyền trẻ em”, đây là việc mà Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam luôn trăn trở, từ những bài học kinh nghiệm vừa qua Hội thấy cần đề ra những giải pháp tốt hơn trong tình hình mới hiện nay.

+Một là cần phát huy tốt hơn nữa công tác vận động phát triển hội viên mới, đa ngành, đa dạng và có tấm lòng vì trẻ em.

+ Hai là xây dựng mối đoàn kết gắn bó trong Hội, tạo môi trường phát huy các điểm mạnh của từng tập thể, cá nhân. Công khai minh bạch trong quá trình vận động.

+Ba là phối kết hợp chặt chẽ với nhiều tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nước để tạo sức mạnh trong công tác vận động, bảo vệ thực hiện các quyền của trẻ em.

 Công tác dân vận cần được phát huy mọi lúc mọi nơi, những hội viên của Hội sẽ là những người làm công tác dân vận tốt để có thể thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu của Hội đề ra trong những năm tới.

Luật sư Trần Thị Thu Hà – Phó trưởng CQTT phía Nam

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *