Cách nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng qua chỉ số cân nặng và chiều cao
Con cao lớn thông minh và khỏe mạnh là điều mà tất cả các mẹ đều mong muốn. Chính vì vậy, bảng đo chiều cao, cân nặng chuẩn của bé là một trong những công cụ đắc lực nhất giúp mẹ nhận biết được tình trạng sức khoẻ và thể chất của con yêu.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em là căn cứ quan trọng để bố mẹ theo dõi sức khỏe và mức độ phát triển của con mình. Tuy nhiên, bố mẹ cũng đừng quá lo lắng khi chiều cao, cân nặng của con có đôi chút sai lệch với bảng chuẩn.
Dưới đây là bảng chuẩn chiều cao, cân nặng của bé, các mẹ nên có một bảng để theo dõi cho bé.
Bảng chuẩn cân nặng cho bé trai và gái từ 0 – 5 tuổi
Bảng chiều cao cho bé trai và gái từ 0 – 5 tuổi
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em từ 0-5 tuổi theo WHO thể hiện mức độ tương đối của chiều cao, cân nặng của bé trong 100 bé cùng độ tuổi và giới tính của dân số đó. Chỉ cần chiều cao, cân nặng của bé nằm trong vùng M (trung bình) là được. Nếu thuộc khu vực 2SD thì cân nặng, chiều cao của bé cao hơn (thấp hơn) so với tuổi.
1. Nguyên tắc cơ bản của các chỉ số cân nặng ở trẻ
Cân nặng chuẩn của trẻ
Trọng lượng của bé sơ sinh khi sinh đủ tháng là khoảng 2,9 – 3,8 kg.
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có mức tăng trung bình một tháng ít nhất khoảng 600g hoặc 125g mỗi tuần. Từ sau 6 tháng tuổi thì bé sẽ tăng trung bình khoảng 500g/tháng.
Trong năm thứ 2 sau khi sinh, bé sẽ tăng cân khoảng 2,5 – 3kg.
Sau từ năm thứ 2, khả năng tăng trưởng của bé mỗi năm là khoảng 2kg cho đến tuổi dậy thì.
Đo cân nặng cho trẻ đúng cách
Cách đo trọng lượng của bé chuẩn bằng cách mẹ tiến hành cân ngay sau khi bé đi tiểu hoặc mới đi đại tiện.
Trừ cả trọng lượng quần áo, tã, bỉm…
1 năm đầu tiên cần cân mỗi tháng một lần trọng lượng cho trẻ: Bé trai sẽ có cân nặng nặng hơn bé gái một chút nên các mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều.
2. Nguyên tắc cơ bản của các chỉ số tăng trưởng chiều cao ở trẻ
Chiều cao chuẩn của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường có chiều dài khoảng 50cm.
Chiều cao bé sẽ phát triển nhanh nhất trong 1 năm đầu tiên. Từ 1-6 tháng mức tăng trung bình là 2,5cm/tháng. Từ 6-12 tháng thì tăng khoảng 1,5cm/tháng.
Sau năm thứ 2, mức độ tăng trưởng chiều dài của bé bắt đầu chậm lại, chỉ tăng trung bình chỉ khoảng 10-12cm.
Sau 2 tuổi đến khi dậy thì bé sẽ tăng trung bình quân 6-7cm/năm.
Cũng tương tự như cân nặng, các bé trai sẽ có chiều cao hơn bé gái một chút, đây là điều bình thường nên mẹ không cần suy nghĩ nhiều.
3. Theo dõi chiều cao cân nặng cho con như thế nào?
Theo tư vấn từ Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
– Phụ huynh chỉ cần theo dõi cân nặng, chiều cao của con một cách rất đơn giản với 2 dụng cụ là cân và thước.
– Nên theo dõi 1 lần/ tháng vào 1 ngày nhất định, cân trước khi ăn hoặc sau ăn để có số liệu chính xác.
– Chỉ mặc quần áo mỏng hoặc trừ quần áo, với trẻ <24 tháng tuổi đo chiều dài nằm và ≥ 24 tháng tuổi đo chiều cao đứng.
Nguồn giadinh.net.vn