Cải thiện chính sách giáo dục liên quan đến trẻ em dân tộc

Trong 3 năm qua, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam.Cải thiện chính sách giáo dục liên quan đến trẻ em dân tộc có sự tham gia của trẻ em mục tiêu chính của dự án và đặc biệt trong giai đoạn 3 năm triển khai dự án là “Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội, đoàn thể và học sinh trong việc thúc đẩy giáo dục có chất lượng, gìn giữ văn hóa và bản sắc dân tộc trong trường học” .

Hơn 3,000 trẻ em ở cấp THCS và 4,500 thành viên cộng đồng thuộc các nhóm dân tộc H’mông, Dao, Thái và Khơ mú, cùng 300 giáo viên và cán bộ quản lý của 10 trường TH&THCS và PTDTBT tại 9 xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã có những thay đổi đáng kể trong nhận thức về thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong các vấn đề liên quan tới trẻ em.

Với mục tiêu cải thiện chính sách giáo dục liên quan đến trẻ em dân tộc thông qua phương pháp đánh giá chất lượng môi trường học tập và xây dựng kế hoạch phát triển trường học có sự tham gia của trẻ em, trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái đã được tập huấn nâng cao năng lực để thực sự tham gia đóng góp ý kiến vào việc lập kế hoạch và quản lý của nhà trường, đảm bảo giáo dục có sự phù hợp và gần gũi với văn hóa địa phương. Các em đã được tập huấn về quyền trẻ em; các kỹ năng giao tiếp, tổ chức các buổi đối thoại và các hoạt động nhằm thúc đẩy quyền trẻ em; tham gia đánh giá môi trường học tập (QLE) và phương pháp lập kế hoạch phát triển trường học (SIP)… từ đó các em sẽ được hỗ trợ thành lập HĐTQ và CLB trẻ em nhằm thúc đẩy quyền được tham gia của trẻ tại cấp trường học và xây dựng một môi trường học tập thân thiện trong trường học.

Mô hình Câu lạc bộ trẻ em (CLB) và Hội đồng tự quản (HĐTQ) của trẻ em là cơ sở để chính trẻ em đã đưa ra các biện pháp cụ thể để tăng cường sự tham gia trong xây dựng môi trường học tập thân thiện. Tại các trường THCS, thành viên của CLB và HĐTQ đã vận động các bạn học sinh đi học đều bằng cách đi lên bản, cùng các thầy cô giáo đến tận nhà các bạn để vận động. Đối với các bạn bán trú, HĐTQ đã đưa ra những phương pháp, ý kiến và hỗ trợ các bạn thực hiện các hoạt động cá nhân như: vệ sinh cá nhân, giường, chiếu chỗ ở và bảo đảm vệ sinh nơi nấu ăn. Đánh giá của BGH

Bên cạnh đó phụ huynh học sinh cũng được tham gia tập huấn, tìm hiểu về quyền trẻ em, và đã tạo điều kiện cho con em mình được tham gia sinh hoạt của HĐTQ và CLB. Điều này đặc biệt có ý nghĩa, thể hiện sự thay đổi trong nhận thức của cộng đồng dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Sau 3 năm tham gia mô hình, các em đã có những đề xuất và sáng kiến để cải thiện chất lượng môi trường học tập như thực hiện tuyên truyền rộng rãi về quyền trẻ em, phòng chống nạn tảo hôn, tăng cường sự đoàn kết gắn bó bằng hình thức Chương trình Phát thanh viên măng non, hay tổ chức những sự kiện vui Tết trung thu, Tết Thiếu nhi…. Đặc biệt, 3 năm vừa qua, các trường đều thực hiện đánh giá Chất lượng môi trường học tập sử dụng bộ công cụ đánh giá môi trường học tập từ đó có cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển trường học để giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong trường. Định kì, các trường cũng các cuộc họp đối thoại với HĐTQ, phụ huynh học sinh và cán bộ trường học để xác định các mục tiêu cải thiện chất lượng.

Những tài liệu hóa trong quá trình xây dựng các mô hình CLB và HĐTQ đã trở thành nguồn tư liệu tham khảo quý giá cho các trường khi đánh giá chất lượng môi trường học tập và là cơ sở góp phần thúc đẩy đối thoại cấp quốc gia với chính quyền và thông qua mạng lưới các tổ chức xã hội để vận động về các vấn đề cải cách chính sách giáo dục liên quan đến trẻ em dân tộc năm 2015-2020.

Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam còn tạo cơ hội cho trẻ em huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái được tham gia các sự kiện do Hội tổ chức như 10 em học sinh của trường PTDTBT THCS Cát Thịnh đã được về Hà Nội để tham dự và nhận quà, học bổng của chương trình “Tết ấm tình thương” năm 2017, được giao lưu với các bạn nhỏ khác. Đặc biệt 2 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn của trường đã được nhận 2 chiếc xe đạp của nhà hảo tâm thông qua chương trình này. Hai trong số 10 trường cũng được nhận sách hỗ trợ từ Nhà Xuất bản Giáo dục để mở rộng thư viện trường, và Hội cũng đã vận động được 200 quả bóng đá siêu bền để trao tặng các trường để phát triển phong trào thể dục thể thao tại trường.

Kết thúc dự án, trẻ em vẫn tiếp tục phát huy vai trò của mình trong việc đóng góp xây dựng và cải thiện chất lượng trường học bằng việc duy trì mô hình HĐTQ và CLB trẻ em. Đây chính là cơ hội để trẻ em tham gia tích cực vào hoạt động quản lý của trường và chính sách liên quan tới trẻ em.

Hy vọng dự án này đước tiếp tục thực hiện và được coi là một mô hình để lan tỏa ra các điaị phương khác có trẻ em là người dân tộc thiểu số.

                                                                  Thu Hà

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *