ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV)

  1. Tên tổ chức tiếng Việt: ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV)
  2. Tên tiếng Anh:
  3. Logo tổ chức:
  4. Địa chỉ văn phòng chính: Tầng 5, tòa nhà Vinafor – 127 Lò Đúc, Hà Nội
  5. Số điện văn phòng chính: +84 (4) 39439866
  6. Email văn phòng chính: aav@actionaid.org
  7. Địa chỉ văn phòng địa phương:
  8. Số điện văn phòng địa phương:
  9. Website: http://www.actionaid.org/vi/vietnam/lien-he
  10. Face Book:
  11. Giới thiệu về tổ chức:

ActionAid là một tổ chức quốc tế chống đói nghèo làm việc tại hơn 40 quốc gia, sát cánh cùng người nghèo để chấm dứt đói nghèo và bất công. ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) là một bộ phận của ActionAid Quốc tế (AAI) và chuẩn bị trở thành thành viên đầy đủ của Liên đoàn toàn cầu này. AAV đã hoạt động tại Việt Nam được 20 năm với các chương trình phát triển dài hạn tại các khu vực (vùng núi) Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực nghèo đô thị. Áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người, AAV thực hiện các cam kết của mình thông qua 5 ưu tiên về chương trình:

(1) Thúc đẩy các giải pháp sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững

(2) Nâng cao trách nhiệm giải trình và tình đoàn kết nhân dân nhằm thay đổi xã hội, tăng cường lãnh đạo trẻ và tín nhiệm xã hội dân sự

(3) Thúc đẩy bình đẳng trong tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em

(4) Ứng phó với tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu bằng các phương pháp lấy con người làm trung tâm

(5) Xây dựng các giải pháp xã hội và chính trị cho phụ nữ và trẻ em gái

Chính thức mở văn phòng Đại diện tại Việt Nam năm 1992, AAV đã hoạt động tại Việt Nam được hai mươi năm với các chương trình phát triển dài hạn tại các khu vực (vùng núi) Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực nghèo đô thị. Với ngân sách trung bình hàng năm là 3 triệu bảng Anh, ActionAid đã hỗ trợ trực tiếp hàng triệu lượt người dân và cán bộ đối tác các cấp thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực, tham gia tích cực vào quá trình phát triển của bản thân và đất nước. Riêng trong năm 2011, AAV đã hỗ trợ trực tiếp được hơn 214.000 người tại 20 địa bàn khó khăn ở các vùng nghèo của Việt Nam cả ở nông thôn và thành thị khu vực miền núi phía bắc, miền trung Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

Hai trong những chương trình đặc biệt làm nên bản sắc ActionAid tại Việt Nam là sự tích cực tham gia xây dựng năng lực cho cộng đồng, đối tác địa phương và ủng hộ nhiệt tình việc đưa hình ảnh, tiếng nói, kinh nghiệm của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế trên toàn thế giới.

Một điều đặc biệt khác, AAV không nhận tài trợ của các tổ chức có chính sách không có lợi cho người nghèo ở Việt Nam. Nguồn tài trợ chủ yếu của AAV là từ các nhà tài trợ cá nhân tại các nước như Anh, Ý, Hi Lạp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, và Ai Len. Hiện AAV có gần 13.000 nhà tài trợ thường xuyên này. Thông qua các báo cáo của mình cho nhà tài trợ, AAV đã góp phần vào việc đưa các thông tin cập nhật và trung thực về lịch sử, văn hóa, các vùng đất và con người của Việt Nam tới bạn bè trên thế giới và góp phần vào quá trình xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Với tổng số tiền tài trợ cho Việt Nam trong hai mươi năm qua đạt xấp xỉ 30 triệu bảng Anh, tương đương 900 tỷ đồng, AAV đã đóng góp phần nhỏ của mình vào công cuộc xóa nghèo và phát triển tại Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, một số tổ chức đã thay đổi ưu tiên và dừng chương trình, ActionAid vẫn tiếp tục khẳng định cam kết lâu dài của mình với Việt Nam. Chiến lược Quốc gia lần thứ năm (CSPV) cho giai đoạn 2012-2017 đã xác định những chương trình dài hạn trong đó ưu tiên hướng tới tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề nghèo đô thị, biến đổi khí hậu, quản trị, nâng cao vai trò lãnh đạo của thanh niên và các tổ chức của người dân, trong đó tiếp tục nhấn mạnh vai trò và vị thế của phụ nữ và trẻ em gái.

  1. Quyết định thành lập/giấy phép hoạt động:
  2. Lĩnh vực hoạt động liên quan đến trẻ em:

+ An ninh Lương thực

+ Quản trị nhà nước

+ Giáo dục

+ Ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu

+ Quyền của Phụ nữ và Trẻ em gái

+ Tuổi trẻ hành động vì sự thay đổi

 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *