Dù có tức giận cỡ nào, cha mẹ không được đánh con trong 3 độ tuổi này
Thời gian gần đây, có những đứa trẻ lên 5, lên 10 bỗng dưng bỏ nhà ra đi chỉ vì những câu nói, những trận đòn roi của bố mẹ đang làm xôn xao cộng đồng mạng. Sự việc cũng gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về việc giáo dục con của nhiều bậc phụ huynh hiện nay.
Trẻ bỏ nhà đi có tổ chức: “Khẳng định vị trí để bố mẹ phải ân hận”
Chiều tối ngày 23/7, người dùng Lan Anh đã đăng tải lên mạng xã hội Facebook thông tin, vào khoảng 17h cùng ngày, cháu gái ruột của chị là Bùi Ngọc Yến Nhi (10 tuổi) cùng bạn học là cháu Thảo Uyên đang đạp xe đạp chơi dưới sân chung cư The Pride (đường Lê Văn Lương, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội) thì bỗng nhiên bị mất tích.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, gia đình đã huy động đi tìm kiếm 2 cháu và báo với công an khu vực. Vào khoảng 2h sáng cùng ngày, công an phường Trung Hòa đã đưa 2 cháu về nhà an toàn trong sự mừng rỡ của mọi người.
Được biết, nguyên nhân vụ việc 2 cháu bé mất tích là do cháu Thảo Uyên bị mẹ mắng và nói sẽ đánh cho một trận nên cháu đã rủ cháu Yến Nhi bỏ nhà ra đi.
“Cháu phải hái quả dại ven đường làm đồ ăn, hứng nước mưa làm đồ uống và gom lá thông ướt làm giường ngủ trong suốt nhiều tuần liền. Mọi thứ đều vô định và không có mục đích cụ thể nào. Điều duy nhất cháu muốn là có thể rời xa khỏi ngôi nhà của mình”, cậu bé chia sẻ.Trường hợp khác là bị cha ruột đánh mắng, một cậu bé 10 tuổi tại Trung Quốc đã bỏ nhà đi bụi suốt 24 ngày liền, vượt hàng trăm cây số đường rừng và bắt rắn nướng ăn trước khi được cơ quan chức năng tỉnh Vân Nam tìm thấy.
Nhìn lại cách giáo dục con
Khi trẻ con không nghe lời, thay vì kiên nhẫn dùng lời lẽ để phân tích cho chúng hiểu điều gì đúng điều gì sai thì có nhiều phụ huynh lại ra tay đánh con. Nhưng sau những lần động tay đó là nỗi ân hận, thậm chí có người còn hại đến sức khỏe của con mà không hề hay biết. Vì vậy, những khi quá tức giận vì con không nghe lời, các bậc phụ huynh nên nhớ rằng: “Đôi bàn tay của cha mẹ là để ôm con, che chở cho con chứ không phải để đánh chúng”. Trên thực tế, càng đánh trẻ con chúng càng không nghe lời, thậm chí là bỏ nhà đi như những đứa trẻ trên. Cho đến bây giờ, rất nhiều cha mẹ không biết được, trẻ con ở trong 3 độ tuổi mà chúng ta không được động thủ. Đó chính là:
– Trẻ con dưới 3 tuổi
Đây là độ tuổi quan trọng nhất mà cha mẹ không được “động thủ”. Bởi vì trong giai đoạn này, mọi thái độ và sinh hoạt của trẻ con đều là nhu cầu sinh lý. Chủ yếu là ăn, ngủ, phản xạ có điều kiện, và hoàn toàn vô thức. Nếu trừng phạt trẻ trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển sinh lý của chúng, thậm chí sức khỏe của chúng cũng bị đe dọa. Trẻ con vốn nhút nhát và cần phát triển một cách toàn diện hơn. Nếu cha mẹ sử dụng bạo lực để giáo dục chúng, những đứa trẻ ấy sẽ ám ảnh, lo lắng và hoảng sợ. Chúng sẽ không dám tin tưởng và gẫn gũi cha mẹ, sau đó là hình thành tính cách tách biệt và ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý.
Đối với những đứa trẻ gây rối một cách vô cớ, cha mẹ không cần giải thích quá nhiều. Phải cho chúng biết khóc không có tác dụng. Đồng thời cha mẹ có thể thể hiện cảm xúc giận dữ để ngăn chặn sự gây rối của chúng, chúng nhìn thấy được sẽ lập tức dừng ngay hành động của mình.
– Trẻ con sau 6 tuổi
Trẻ con sau 6 tuổi đã bắt đầu hiểu được mọi lý lẽ. Song song đó, chúng bắt đầu hình thành lòng tự tôn một cách sâu sắc. Khi cha mẹ la mắng, chúng đều nhìn thấu được, thậm chí là ghi nhớ trong lòng. Cũng là thời điểm trẻ bắt đầu có chính kiến, có quan điểm. Khi bố mẹ đuổi đi chúng sẽ sẵn sàng ra đi để chứng tỏ cho bố mẹ thấy, khẳng định vị trí của nó để bố mẹ phải ân hận.
Giáo sư tâm lý đại học Harvard đã thử nghiệm với trẻ em. Họ đã phát hiện, trí tưởng tượng của đứa trẻ 1 tuổi vô cùng phong phú, sự sáng tạo của chúng chiếm đến 96% so với người lớn. Đến 7 tuổi thì ngược lại, đến 10 tuổi thì sự tưởng tượng của chúng chỉ còn lại 4% so với ban đầu. Nguyên nhân là trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ, trung bình chúng phải chịu 20.000 lần tổn thương. Sự tổn thương này đến từ các bậc cha mẹ, cho nên sự la mắng của cha mẹ sẽ khiến chúng rụt rè, nhút nhát, nghiêm trọng hơn là tách biệt với thế giới bên ngoài, thậm chí là tâm thần. Chúng bắt đầu sợ tất cả mọi thứ, sự hiếu kì và sự tưởng tượng cũng từ đó giảm dần.
Với những đứa trẻ trên 6 tuổi, cha mẹ nên dùng phương pháp giáo dục mềm mỏng hơn. Và đặt niềm tin rằng, nếu chúng ta cố gắng giải thích chúng sẽ hiểu chuyện. Cha mẹ nên học cách lắng nghe chúng, cố gắng hiểu được nội tâm của chúng. Rất nhiều phụ huynh áp đặt con cái sống theo cuộc sống mà mình mong muốn, nhưng không hề hay biết đó chỉ là mình muốn, còn khi chúng không muốn, thì điều đó với chúng là đau khổ.
Cha mẹ cần học cách tiếp cận chúng, nói chuyện với chúng như những người bạn. Khi gặp phải khó khăn gì, hay chúng làm sai chuyện gì nên thương lượng, trao đổi, tìm phương pháp giải quyết. Khi cha mẹ tức giận, tốt nhất đừng dạy con. Bởi vì khi tức giận sẽ mất đi lý trí, hãy đợi bình tĩnh rồi nói cho trẻ hiểu, chúng sai ở đâu, thì khi đó chúng sẽ tiếp thu tốt hơn.
– Trẻ con ở độ tuổi dậy thì, đang lớn
Những đứa trẻ ở độ tuổi vị thành niên luôn nổi loạn một cách mãnh liệt. Vì chúng chưa hình dung được mình đang lớn và vẫn còn hoài niệm về lúc còn bé. Tâm lý của những đứa trẻ tuổi này khá bất ổn, có đứa thì nghĩ mình đã thực sự trưởng thành nhưng hành động vẫn chỉ là một đứa trẻ, rất dễ kháng cự. Khi bị cha mẹ la mắng, chúng nhanh chóng phản ứng lại chứ không e sợ như lúc còn bé. Trong giai đoạn này cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý và cân bằng cảm xúc khi đối diện với chúng. Đừng quá khắt khe cũng như hãy xem chúng là một người lớn thực thụ. Việc xâm phạm vào đời tư của chúng là một trong những điều tối kỵ sẽ khiến chúng phản ứng mạnh mẽ. Chỉ có tôn trọng và thấu hiểu chúng, bạn mới có thể trao đổi, tìm hiểu chúng.
Kết luận:
Bố mẹ cần sắp xếp lại thời gian, quan tâm, dành thời gian cho con nhiều hơn. Cha mẹ phải dành nhiều thời gian quan tâm và nói chuyện với nhau để tạo thành “mật mã” trong gia đình. Cứ mỗi ngày như thế, qua cách nói chuyện, cha mẹ sẽ dễ dàng nhận ra những dấu hiệu lạ để biết con mình có đang gặp vấn đề gì hay không để can thiệp kịp thời. Hãy là người bạn của con để con có thể sẻ chia mọi chuyện chứ đừng như bề trên ra lệnh cho con.
Bố mẹ cũng cần nghiêm túc nghiên cứu lại tâm sinh lý đứa trẻ, cần có những kiến thức cơ bản về tâm sinh lý của con. Nếu như chưa biết cần tìm hiểu thêm qua các hội, nhóm, các chuyên gia tâm lý.
Cha mẹ nên nhớ một điều: Dạy dỗ một đứa trẻ không phải chuyện một sớm một chiều, cũng không phải ngày 2 ngày 3 mà chúng nên người. Đây là một quá trình khá dài và gian nan, bậc làm cha làm mẹ cần kiên trì, nhẫn nại. Đối với mỗi lứa tuổi, cha mẹ cần học hỏi và cố gắng trau dồi những phương pháp giáo dục thích hợp mới có thể dạy chúng nên người.
Nguồn qtcs.com.vn
Cho em hỏi con em nó 17 tuổi mà nó bị người lớn lấy mũ bảo hiểm đập vào đầu như vậy có xử không ạ