Hành trình 15 năm Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Cống hiến vì trẻ em Việt Nam

Trong 15 năm qua, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng, thúc đẩy sứ mệnh thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em Việt Nam được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển hài hòa.

Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 08/4/2008 theo Quyết định số 464/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam chính thức được thành lập để đảm nhận sứ mệnh quan trọng hướng tới “Phát triển Hội thành một tổ chức xã hội chuyên nghiệp về bảo vệ quyền trẻ em, hoạt động có hiệu quả trên phạm vi toàn quốc; góp phần thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em Việt Nam được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, được phát triển hài hòa và tham gia bảo vệ, chống lại các vi phạm quyền trẻ em”.

Ban Vận động thành lập Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức phiên họp thứ nhất tại Hà Nội năm 2007 với sự tham dự của ông Nguyễn Khánh, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.

Ban Vận động thành lập Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức phiên họp thứ nhất tại Hà Nội năm 2007 với sự tham dự của ông Nguyễn Khánh, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.

Trong những năm đầu thành lập, vượt qua những khó khăn, thử thách, với lòng nhiệt huyết và sự gắn kết của những tấm lòng vì trẻ em của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, cán bộ, chuyên gia có nhiều năm công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực trẻ em, Đại hội lần thứ nhất Hội BVQTEVN đã được tổ chức thành công, thông qua Điều lệ, Phương hướng hoạt động của Hội nhiệm kỳ I, giai đoạn 2008-2012, bầu được 35 Ủy viên Ban chấp hành của Hội và 11 Ủy viên Ban Thường vụ. Kể từ đó, Hội đã nỗ lực trong xây dựng và phát triển tổ chức Hội ở cấp Trung ương và địa phương.

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh - Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Hội năm 2018.

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh – Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Hội năm 2018.

Sau 15 năm hình thành và phát triển, Hội BVQTEVN đã vận động thành lập được 26 Hội thành viên, 24 Chi hội, 5 trung tâm, đơn vị trực thuộc với hàng chục nghìn Hội viên và thành viên mạng lưới cơ sở tại 41 tỉnh/TP.

Cùng với đó, công tác tập huấn nâng cao năng lực về chăm sóc, bảo vệ trẻ em cũng đã được Hội triển khai rộng khắp và thường niên với 698 lớp tập huấn được tổ chức cho khoảng 44.024 cán bộ Hội, hội viên và cộng tác viên ở 38 tỉnh/thành phố. Đây là nguồn nhân lực góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ của Hội về bảo vệ quyền trẻ em trong cả nước.

Góp ý, tư vấn pháp luật, chính sách liên quan tới trẻ em

Từ khi thành lập đến nay, Hội BVQTEVN luôn được các cơ quan Nhà nước tin tưởng, tham khảo ý kiến trong các vấn đề liên quan đến trẻ em, được các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế về trẻ em, các cơ quan truyền thông tôn trọng và trở thành một tổ chức xã hội đại diện cho tiếng nói của trẻ em.

Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Hòa phát biểu tại hội thảo góp ý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tại Ủy ban Xã hội của Quốc hội năm 2022

Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Hòa phát biểu tại hội thảo góp ý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tại Ủy ban Xã hội của Quốc hội năm 2022Hội BVQTEVN đã thực hiện 15 nghiên cứu, khảo sát về các lĩnh vực liên quan tới trẻ em như: “Vai trò của các tổ chức xã hội và NGO trong việc đáp ứng nhu cầu thực hiện quyền trẻ em đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa và đề xuất các chính sách hỗ trợ hoạt động”; “Vai trò của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam và các tổ chức xã hội trong việc giám sát thực thi quyền trẻ em của các cơ quan quản lý Nhà nước”, “Khảo sát thực trạng việc thực hiện quy trình tố tụng thân thiện và hỗ trợ y tế đối với trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục tại Hà Nội”…

Hội cũng đã tham gia góp ý 18 văn bản, dự thảo Luật, chính sách, chương trình quốc gia liên quan tới trẻ em và nhiều góp ý của Hội cũng đã được xem xét, tiếp thu như Bộ luật Lao động, Bộ Luật dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi), Luật Trẻ em, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị quyết 06 của Hội đồng thẩm phán về Hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật hình sự…

Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Hòa - Thành viên Ủy ban quốc gia về trẻ em chụp ảnh cùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Ủy ban quốc gia về trẻ em tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em năm 2018.

Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Hòa – Thành viên Ủy ban quốc gia về trẻ em chụp ảnh cùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Ủy ban quốc gia về trẻ em tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em năm 2018.

Trên cơ sở vị trí pháp lý được ghi nhận, nhiều văn bản pháp luật của Quốc hội, các chương trình, chính sách của Chính phủ đã chỉ đạo, giao trách nhiệm cho Hội trong thực hiện quyền trẻ em như Nghị quyết 121/2020/QH14 về tiếp tục tăng cường  hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; Thông tư 36/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng Chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội về trẻ em hoặc liên quan tới trẻ em.

Với vai trò tham gia giám sát việc thực hiện quyền trẻ em được quy định tại Điều 92 Luật Trẻ em, năm 2019, lãnh đạo Hội được mời tham gia đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” tại 12/17 tỉnh, thành phố.

Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa; Chủ tịch Hội LHPNVN Nguyễn Thị Thu Hà; Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong ký Chương trình phối hợp công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và thực hiện Quyền, bổn phận của trẻ em giai đoạn 2017-2022.

Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa; Chủ tịch Hội LHPNVN Nguyễn Thị Thu Hà; Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong ký Chương trình phối hợp công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và thực hiện Quyền, bổn phận của trẻ em giai đoạn 2017-2022.

Đoàn giám sát của Quốc hội đã giao Hội chủ trì, phối hợp với TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tiến hành khảo sát xã hội học về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” trên 3.085 người lớn và 5.764 trẻ em tại 63 tỉnh/thành. Báo cáo kết quả khảo sát đã được gửi tới Đoàn giám sát của Quốc hội và cũng được sử dụng làm tài liệu tham khảo.

Công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em

Kể từ khi thành lập, Hội BVQTEVM cũng đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều công dân. Trong 5 năm qua (2018-2023), Hội đã tiếp nhận hơn 500 thông tin phản ánh của công dân gửi đến thông qua đơn thư, email, tư vấn trực tiếp… liên quan đến vi phạm quyền trẻ em. Hội đã hỗ trợ tư vấn, xử lý và gửi công văn kiến nghị tới các cơ quan Nhà nước có liên quan đề nghị giải quyết gần 300 trường hợp.

Cùng với đó, Hội BVQTEVN đã tiến hành hỗ trợ pháp lý cho 28 ca xâm hại trẻ em và đã gửi 17 công văn tới các cơ quan liên quan về các vụ bạo lực trẻ em trong gia đình, bạo lực trẻ em trong trường học, xâm hại tình dục trẻ em, tranh chấp nuôi con tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An Tây Ninh, Kiên Giang, Sơn La, Hà Nội, Thanh Hoá, TPHCM, Bắc Giang và Phú Thọ.

Hiện nay Hội BVQTEVN đang duy trì 3 mô hình luật sư bảo vệ trẻ em tại Hà Nội và TPHCM với khoảng 60 luật sư, luật gia là thành viên chưa tính đến các luật sư, luật gia trực thuộc một số Hội địa phương như Bắc Giang, Đà Nẵng, Bến Tre, Bà Rịa Vũng Tàu,… Với những vụ việc vi phạm quyền trẻ em nghiêm trọng, Hội đã cử luật sư tư vấn và hỗ trợ trực tiếp cho trẻ em và gia đình để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Cán bộ Hội là thành viên Hội thẩm nhân dân cũng đã tham gia xét xử gần 20 vụ án có liên quan đến trẻ em.

Truyền thông về phòng chống bạo lực học đường qua "Phiên tòa giả định" tại Tp Hồ Chí Minh năm 2022.

Truyền thông về phòng chống bạo lực học đường qua “Phiên tòa giả định” tại Tp Hồ Chí Minh năm 2022.

Trước những vụ việc vi phạm quyền trẻ em nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm đưa tin trên các phương tiện truyền thông, bao gồm cả Đài truyền hình, phát thanh, báo chí Trung ương và địa phương, lãnh đạo Hội đã có hơn 300 lượt phát biểu chính kiến cụ thể về vụ việc, phân tích nguyên nhân, đưa ra những cảnh báo để cộng đồng, bao gồm cả trẻ em nâng cao hiểu biết trong phòng ngừa các hành vi vi phạm quyền và tham gia bảo vệ trẻ em tại cộng đồng.

Hội cũng đã tham dự hàng trăm hội nghị, hội thảo liên quan tới lĩnh vực trẻ em và phát biểu chính kiến của Hội dưới góc độ bảo vệ quyền của trẻ em một cách hiệu quả trong thực hiện tại cộng đồng.

Kết nối với các đơn vị, tổ chức xã hội trong nước chung tay vì trẻ em

Nhằm tăng cường sức mạnh từ cộng đồng, Hội BVQTEVN đã ký chương trình phối hợp với nhiều tổ chức chính trị – xã hội như TW Hội LHPNVN, TW Đoàn TNCS HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức các hoạt động truyền thông về pháp luật liên quan đến trẻ em thúc đẩy cuộc vận động xã hội tham gia bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, thực hiện quyền trẻ em; tăng cường trao đổi thông tin, phát hiện điển hình tập thể, cá nhân làm tốt công tác trẻ em, phối hợp lên tiếng bảo vệ trẻ em bị xâm hại,… Đặc biệt vào năm 2017 – 2018, “Giải thưởng báo chí về trẻ em” đã được phát động và thu hút hơn 200 tác phẩm báo chí dự thi của 4 loại hình báo chí, 36 giải thưởng đã được trao cho các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm dự thi xuất sắc, phản ánh chân thật những tấm gương điển hình vì trẻ em và thực trạng tình hình xâm hại, bạo hành trẻ em trong thời gian qua.

Chủ tịch Trần Thị Thanh Thanh phát biểu tại Tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên Câu lạc bộ Nhà báo vì trẻ em tại Bắc Ninh năm 2015.

Chủ tịch Trần Thị Thanh Thanh phát biểu tại Tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên Câu lạc bộ Nhà báo vì trẻ em tại Bắc Ninh năm 2015.

Ngoài ra, Hội BVQTEVN tiếp tục tăng cường sự phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Trẻ em, Cục Bảo trợ xã hội, Vụ Hợp tác quốc tế,…), Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo,… trong việc đóng góp ý kiến và khuyến nghị về các văn bản, chính sách liên quan đến trẻ em.

Với vai trò kết nối đã được quy định trong Điều 92 Luật Trẻ em 2016, Hội BVQTEVN đã tăng cường kết nối các tổ chức xã hội thông qua chuyên mục chỉ dẫn địa lý các tổ chức xã hội bảo vệ quyền trẻ em (CSO Mapping) trên trang thông tin điện tử của Hội.

Bên cạnh đó, với vai trò Đồng điều hành và tham gia hoạt động, chia sẻ thông tin của Nhóm làm việc quyền trẻ em (CRWG) bao gồm các tổ chức quốc tế làm về trẻ em tại Việt Nam như Tầm nhìn thế giới, tổ chức Cứu trợ trẻ em, tổ chức Plan,… Năm 2017 – 2023, Hội đồng chủ trì nhóm CRWG thực hiện Báo cáo bổ sung việc thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về quyền trẻ em chu kỳ 3+4 và chu kỳ 5+6 của các tổ chức phi chính phủ gửi tới Ủy ban QTE của LHQ.

Hội cũng tham gia Điều phối Mạng lưới các tổ chức làm về trẻ em, mạng lưới Quyền trẻ em (CRnet) với khoảng 30 tổ chức xã hội trong nước liên quan đến trẻ em tại 3 miền Bắc, Trung, Nam và tổ chức thành công 3 diễn đàn đối thoại về “Phát huy vai trò của Hội và CRnet trong thực hiện các chính sách của Nhà nước về quyền trẻ em”.

Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Hòa và Tiến sĩ Najat Maalla M'jid- Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp quốc về Phòng chống bạo lực trẻ em tham gia Đối thoại bàn tròn về phòng chống bạo lực trẻ em tại Văn phòng Unicef năm 2022

Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Hòa và Tiến sĩ Najat Maalla M’jid- Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp quốc về Phòng chống bạo lực trẻ em tham gia Đối thoại bàn tròn về phòng chống bạo lực trẻ em tại Văn phòng Unicef năm 2022Phối hợp với các tổ chức Quốc tế trong công tác về trẻ em

Trong thời gian qua, Hội BVQTEVN đã từng bước nghiên cứu, xây dựng quan hệ hợp tác thông qua hơn 30 chương trình, dự án với các đối tác quốc tế, tăng cường vai trò của Hội trong khu vực như: UNICEF; Save the Children (SC); ChildFund; Plan, EU, AC Thuỵ Điển, SIDA Thuỵ Điển, Đại sứ quán Mỹ, Đại sứ quán Na Uy,… trong 3 nhiệm kỳ, Hội đã đón tiếp khoảng 80 đoàn khách quốc tế đến làm việc, trao đổi kinh nghiệm và đã có 127 lượt cán bộ tham dự các hội nghị, hội thảo, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm trong bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em tại các nước như Thái Lan, Indonesia, Philippin, Colombia, Bungari, Singapore,…

Phó Chủ tịch Trần Thị Mai Hương điều hành tại Tọa đàm về thực hiện các Khuyến nghị của Ủy ban Quyền trẻ em và Nghị định thư OP3 năm 2014

Phó Chủ tịch Trần Thị Mai Hương điều hành tại Tọa đàm về thực hiện các Khuyến nghị của Ủy ban Quyền trẻ em và Nghị định thư OP3 năm 2014

Hội BVQTEVN tham gia một số  mạng lưới quốc tế về bảo vệ trẻ em như Liên minh quyền trẻ em châu Á (CRC Asia), mạng lưới “Chấm dứt mại dâm trẻ em, khiêu dâm trẻ em và buôn bán trẻ em cho mục đích tình dục (Ecpat)… Bên cạnh đó, Hội cũng có những đóng góp trong xây dựng các chương trình, dự án liên quan đến trẻ em trong khu vực để tham mưu cho Hội đồng ACWC như vấn đề mạng lưới trẻ em; chương trình cho trẻ em khuyết tật; sự tham gia của trẻ em; phòng chống buôn bán trẻ em vàcó nhiều hoạt động hỗ trợ, phối hợp như kết nối và giới thiệu ứng viên tham dự Hội thảo khu vực về “Luật pháp Quốc gia về Ngăn chặn và Chống xâm hại tình dục trẻ em trực tuyến trong ASEAN”, kết nối và giới thiệu đại biểu tham dự Tham vấn với các nhà lãnh đạo Phật giáo khu vực Mekong và Sri Lanka trong phòng chống bạo lực đối với trẻ em, chia sẻ về các cải cách luật pháp thời gian qua tại Việt Nam, phối hợp với tổ chức VN Project (Hoa Kỳ) tổ chức hội thảo, tập huấn về kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ tự kỷ,…

Một số dự án nhận nguồn tài trợ của nước ngoài cũng đã được Hội BVQTEVN triển khai có hiệu quả như dự án “Thúc đẩy và bảo vệ quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng” với nguồn của AC Thụy Điển vào năm 2013-2014; Vào năm 2014-2015, dự án thực hiện xuất bản và phát hành hơn 20.000 cuốn sách mỏng thân thiện “Quyền trẻ em, Quyền của chúng mình” được chuyển thể từ Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được Đại sứ quán Na Uy tài trợ và dự án “Nâng cao năng lực cho luật sư, luật gia nhằm bảo vệ quyền trẻ em” do Đại sứ quán Mỹ tài trợ; Dự án “Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội, đoàn thể và học sinh trong việc thúc đẩy giáo dục chất lượng, gìn giữ bản sắc văn hóa trong trường học do Liên minh Châu Âu tài trợ vào năm 2015 – 2018, “Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội về quản trị quyền trẻ em” do tổ chức Cứu trợ trẻ em tài trợ giai đoạn 2016-2022…

Thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong các hoạt động cộng đồng

Bên cạnh những hỗ trợ để bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức xâm hại, bạo lực, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam còn tăng cường thực hiện các hoạt động thúc đẩy sự tham gia của trẻ em để từ đó góp phần tạo nên một môi trường giáo dục trẻ em ngoài nhà trường, giúp các em được trang bị thêm kiến thức, kỹ năng để bảo vệ và phát triển bản thân. Cho tới nay Hội đã phát triển được 20 CLB Phóng viên nhỏ tại các trường và Nhà thiếu nhi ở các tỉnh/ Tp và có nhiều hoạt động để trẻ em nói lên tiếng nói của mình và tham gia trực tiếp vào việc xây dựng các sản phẩm truyền thông thân thiện với trẻ em như cuốn “Quyền trẻ em – Quyền của chúng mình” là phiên bản thân thiện của Công ước quốc tế về quyền trẻ em với 300 trẻ em tham gia; cuốn sách Bảo vệ an toàn trẻ em trên môi trường mạng với ngôn ngữ thân thiện với trẻ em Việt Nam với sự tham gia của 100 trẻ em; hay clip “Điều em muốn nói” chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc khi phải ở nhà do giãn cách xã hội vì dịch bệnh Covid 19 do gần 30 trẻ em thực hiện.

Hội đã tổ chức gần 30 lớp tập huấn cho trẻ em về quyền trẻ em, về kỹ năng bảo vệ bản thân trước bạo lực, xâm hại trong cuộc sống và trên mạng internet, kiến thức về sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn…

Cùng với đó, Hội đã cùng cơ quan Nhà nước tổ chức và hỗ trợ cho trẻ em tham gia các Diễn đàn trẻ em (cấp địa phương và cấp quốc gia), các cuộc Gặp gỡ trẻ em (trong nước và quốc tế) cũng đã tạo cơ hội cho trẻ em được nói lên tiếng nói của mình về những vấn đề mà các em quan tâm. Đã có 10 đoàn đại biểu trẻ em tham dự diễn đàn trẻ em châu Á, tham vấn trẻ em về bảo vệ trẻ em trên mạng tại Philippin, Indonesia, Thái Lan, Srilanca và Nhật Bản.

Diễn kịch tình huống trong cuộc gặp lấy ý kiến trẻ em về dự thảo Thông tư của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tại Cần Thơ năm 2022

Diễn kịch tình huống trong cuộc gặp lấy ý kiến trẻ em về dự thảo Thông tư của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tại Cần Thơ năm 2022Bên cạnh đó, Hội cũng tổ chức tiến hành khoảng 15 cuộc khảo sát, thu thập ý kiến tham vấn trẻ em về các văn bản, chính sách hoặc các về vấn đề liên quan tới trẻ em trực tiếp và trực tuyến, từ đó có 3 hoạt động hỗ trợ sáng kiến của trẻ em trong xử lý và giải quyết các vấn đề mà các em quan tâm.

Đẩy mạnh truyền thông lan tỏa quyền trẻ em đến xã hội, cộng đồng

Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em là một trong những công tác được Hội BVQTEVN tích cực triển khai xuyên suốt 15 năm qua.

Trong đó, các hoạt động truyền thông tại cộng đồng thông qua các sự kiện truyền thông, tọa đàm, mô hình “Phiên tòa giả định”, sân khấu hóa tiểu phẩm ở trường học và khu dân cư cũng đã được Hội triển khai với gần 170 cuộc cho gần 2 triệu người lớn và trẻ em được truyền thông trực tiếp và trực tuyến. Các nội dung truyền thông chủ yếu tập trung vào Luật Trẻ em, các chính sách pháp luật và các kỹ năng cần thiết trong phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

Sân khấu hóa truyền thông về Luật trẻ em và Phòng chống bạo lực gia đình do CLB Luật sư, luật gia bảo vệ quyền trẻ em - Cơ quan Thường trực phía Nam tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh năm 2022

Sân khấu hóa truyền thông về Luật trẻ em và Phòng chống bạo lực gia đình do CLB Luật sư, luật gia bảo vệ quyền trẻ em – Cơ quan Thường trực phía Nam tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh năm 2022

Đặc biệt, chương trình Kỷ luật tích cực trong thực hành làm cha mẹ hằng ngày đang được Hội thúc đẩy ở nhiều địa phương. Từ năm 2019 chương trình đã triển khai được 68 lớp cho 1164 cha mẹ tại một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, TPHCM, Đà Nẵng, Nghệ An, Đồng Nai, Tây Ninh. Đây là chương trình nhằm phần nào giúp các bậc cha mẹ cách dạy con mà không dung bạo lực trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em và hiểu biết về sự phát triển của trẻ.

Họp nhóm Hướng dẫn viên Chương trình Kỷ luật tích cực trong thực hành làm cha mẹ hàng ngày (PDEP) năm 2022

Họp nhóm Hướng dẫn viên Chương trình Kỷ luật tích cực trong thực hành làm cha mẹ hàng ngày (PDEP) năm 2022

Cùng với đó, bộ tài liệu, sản phẩm truyền thông, cẩm nang hướng dẫn về quyền trẻ em và kỹ năng dành cho trẻ em, người lớn cũng đã được Hội xây dựng và phát hành. Cụ thể, trong đó có gần 40.000 tờ rơi, bản tin Hội, tài liệu cẩm nang dành cho trẻ em và người lớn; 20 video, clip về Hội và hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em và các sản phẩm truyền thông có sự tham gia của trẻ em; 3 bài giảng trực tuyến về quyền trẻ em và phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

Bên cạnh đó, Hội duy trì trang website cập nhật thông tin hoạt động Hội và tình hình hoạt động liên quan đến quyền trẻ em, trung bình khoảng 200-300 lượt người truy cập/năm. Fanpage “Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam” trên mạng xã hội Facebook và Trang Youtube “Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam” vẫn tiếp tục đăng tải các video về bảo vệ trẻ em và các hoạt động của Hội cũng tiếp cận được hàng nghìn người xem.

Đặc biệt, tháng 6/2022 Tạp chí in và điện tử “Trẻ em Việt Nam” cơ quan ngôn luận chính thức của Hội đã được cấp phép hoạt động, góp phần quan trọng trong công tác chia sẻ, cập nhật thông tin của Hội cũng như các vấn đề liên quan tới trẻ em trong bối cảnh hiện nay.

Huy động hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ hàng triệu trẻ em chắp cánh ước mơ

Bên cạnh những nhiệm vụ được Nhà nước giao, trong 15 năm qua, Hội BVQTEVN tiếp tục huy động nguồn lực từ cộng đồng để hỗ trợ trực tiếp cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thông qua nhiều dự án, chương trình hợp tác với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước và quốc tế và các chương trình an sinh xã hội

Trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong Chương trình "Thắp sáng những ước mơ" lần thứ 2 năm 2015

Trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong Chương trình “Thắp sáng những ước mơ” lần thứ 2 năm 2015

Trong đó, nổi bật là chuỗi chương trình “Thắp sáng những ước mơ – Tiếp sức trẻ đến trường” do Hội BVQTEVN tổ chức với mục đích khuyến khích, động viên và giúp đỡ các em trong hành trình vượt khó, biến ước mơ thành động lực để phấn đấu cho một tương lai tươi sáng hơn. Đối tượng được lựa chọn nhận học bổng, hỗ trợ từ chương trình là những học sinh khó khăn, nỗ lực vượt khó vươn lên trong học tập, cuộc sống.

Bên cạnh đó, chương trình “Tết ấm cho em” cũng được Hội BVQTEVN tổ chức thường niên với mong muốn mọi trẻ em đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn cũng được hưởng niềm vui để đón Tết đủ đầy, ấm áp.

Một số chương trình khác do Hội BVQTEVN tổ chức như “Bảo vệ trẻ em có nguy cơ bỏ học” từ năm 2014-2018 do Công ty CP-SXTMDV Ngọc Tùng tài trợ đã trao tặng 2.710 suất học bổng, 2.710 phần quà và 63 chiếc xe đạp cho trẻ em một số tỉnh thành phía Nam; Chương trình “Phòng chống đuối nước bảo vệ sinh mạng cho trẻ em”, Hội BVQTEVN đã huy động nguồn lực và hỗ trợ để xây 85 cây cầu và 2 hồ bơi ở khu vực phía Nam.

Phó Chủ tịch Hội Lê Thị Thu trong lễ khánh thành Phòng mẫu giáp buôn Sa Bok, tỉnh Đắc Lắc năm 2014.

Phó Chủ tịch Hội Lê Thị Thu trong lễ khánh thành Phòng mẫu giáp buôn Sa Bok, tỉnh Đắc Lắc năm 2014.

Trong 15 năm qua, Hội BVQTEVN và các cơ sở Hội ở đại phương đã huy động nguồn lực từ những nguồn hỗ trợ bởi các đối tác chiến lược và nguồn lực từ cộng đồng như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Aflatoun, Unicef, SC, ChildFund, AC Thụy Điển, ĐSQ Na Uy, ĐSQ Mỹ, Oxfam, TFCF… giúp cho hàng triệu em được hưởng quyền, tiếp nhận học bổng và những món quà hiện vật có giá trị, thiết thực với cuộc sống của các em với tổng trị giá khoảng hơn 475 tỷ đồng.

Những thành tích sau nhiều nỗ lực

Với những nỗ lực và đóng góp ngày càng hiệu quả trong lĩnh vực trẻ em, tên Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã được ghi trong Luật trẻ em năm 2016, đây là cơ sở pháp lý quan trọng của Hội trong quá trình phát triển.

Theo đó, Luật Trẻ em được ban hành trong đó tại Khoản 4 Điều 92 đã quy định rõ “Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có trách nhiệm tổ chức việc kết nối, thu thập thông tin, kiến nghị của các tổ chức xã hội và của trẻ em chuyển đến các cơ quan nhà nước để góp ý, tư vấn cho việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về quyền trẻ em; tham gia giám sát thực hiện quyền trẻ em; phát biểu chính kiến và kiến nghị của Hội đối với các cơ quan nhà nước có liên quan về các vấn đề về trẻ em và việc vi phạm pháp luật về trẻ em”. Đó cũng chính là kim chỉ nam và cơ sở pháp lý để Hội thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước giao. Năm 2017, Ủy ban Quốc gia về trẻ em được thành lập và Chủ tịch Hội BVQTEVN cũng là thành viên chính thức của Ủy ban.

Năm 2018, tại Đại hội lần thứ 2 Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã vinh dự được nhận Huân chương lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.

Năm 2020, Hội trở thành thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Bà Phạm Thị Hải Chuyền - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam cho Hội năm 2013.

Bà Phạm Thị Hải Chuyền – Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam cho Hội năm 2013.

Trong 15 năm vừa qua, Hội BVQTEVN và các tổ chức Hội Bảo vệ quyền trẻ em ở địa phương đã hoạt động vô cùng tích cực, hiệu quả, đạt được nhiều thành tựu trong công tác về trẻ em, nổi bật phải kể đến như: Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố,…

Định hướng tầm nhìn trong thời gian tới

Về chiến lược, tầm nhìn của Hội BVQTEVN trong thời gian tới, bà Nguyễn Thị Thanh Hòa cho biết, từ những ngày đầu thành lập, Hội BVQTEVN đã đặt ra mục tiêu phấn đấu trở thành một tổ chức xã hội chuyên nghiệp về bảo vệ quyền trẻ em.

“Để trở thành một tổ chức xã hội chuyên nghiệp về bảo vệ quyền trẻ em cần phải có mục tiêu, đích đến, tôn chỉ và tầm nhìn cụ thể, rõ ràng. Đồng thời, cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, phẩm chất và phong cách của một người làm công tác về bảo vệ trẻ em. Đây là đích đến mà Hội BVQTEVN sẽ tiếp tục cố gắng, phấn đấu để đạt được tầm nhìn trở thành một tổ chức xã hội chuyên nghiệp về bảo vệ quyền trẻ em trong tương lai”, Chủ tịch Hội BVQTEVN cho biết.

Trên chặng đường mới, Hội BVQTEVN sẽ luôn phấn đấu bền bỉ và tiếp tục huy động hiệu quả hơn nữa nguồn lực từ cộng đồng trong nhiệm kỳ IV giai đoạn 2023-2028 để nhiều trẻ em ngày càng được bảo vệ và phát triển tốt hơn nữa như phương châm hành động xuyên suốt của Hội chính là “Chung tâm, chung trí, chung sức bảo vệ quyền trẻ em”, không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau.

Thu chuc mung Hoi BVQTEVN - V1 - 06 Apr 2023.signed.signed

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *