Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tham gia góp ý đối với Bộ thuật ngữ BVQTE trên môi trường mạng

Sáng 21/3/2013, tại Hà Nội, bà Vũ Thị Kim Hoa – Ủy viên Thường vụ Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã có phần trình bày những góp ý của Hội đối với Bộ thuật ngữ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng trong Hội thảo góp ý thuật ngữ cơ bản về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng do Cục Trẻ em – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì.

Tham dự Hội thảo còn có sự tham dự của gần 30 đại biểu đến từ các cơ quan liên quan như Cục An toàn thông tin, Cục Phát thanh- Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông); Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo); Vụ pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), Hiệp hội An toàn thông tin, một số tổ chức xã hội và quốc tế làm về trẻ em.

Tại Hội thảo, bà Vũ Thị Kim Hoa – Ủy viên Thường vụ Hội đã đánh giá đánh giá bộ thuật ngữ được chuẩn bị công phu, có sự tra soát, đối chiếu với các văn bản của quốc tế và các văn bản pháp luật trong nước nhằm đảm bảo tính thống nhất của các quy định pháp luật nội địa mà vẫn tiếp thu và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có góp ý đối với một số nội dung trong bộ thuật ngữ như cần phải việt hóa các khái niệm dễ hiểu và dùng thuật ngữ bằng ngôn ngữ tiếng việt trừ những thuật ngữ nào bắt buộc phải dùng “tiếng anh” theo quốc tế, đối tượng của thuật ngữ đã phù hợp với trẻ em chưa, trường hợp là định nghĩa rộng thì có các trường hợp nào đang bị loại trừ nếu đối tượng là người lớn hay không, thuật ngữ đã đảm bảo được tính thống nhất với Luật Trẻ em và các văn bản pháp luật khác có liên quan hay chưa. Một số thuật ngữ cần xem xét sử dụng như AI, Bạo lực trên mạng, Bắt nạt trực tuyến; Công cụ kiểm soát dành cho cha mẹ, Dấu chân kỹ thuật số, trang mạng không an toàn; Bóc lột và xâm hại tình dục; Mại dâm trẻ em qua mạng…

Với những góp ý từ các đại biểu tham gia Hội thảo, Cục Trẻ em sẽ nghiên cứu, xem xét điều chỉnh để bộ thuật ngữ này khi được ban hành sẽ là một văn bản hữu hiệu nhằm thống nhất các định nghĩa đang được sử dụng trên môi trường mạng hiện nay và góp phần tích cực trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng trong thời đại công nghệ số.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *