Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới

Cùng với hơn 16,5 triệu học sinh của 28.710 trường trên cả nước, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự lễ khai giảng năm học mới sáng nay, 5/9. Tại nhiều nơi, lễ khai giảng diễn ra ngắn gọn, đến 8h30 sáng đã kết thúc.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Ngành giáo dục cần hội nhập quốc tế

Tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự lễ khai giảng ở Trường THPT Chu Văn An.

Buổi lễ còn có sự tham dự của Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Chử Xuân Dũng.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới
Trong thư gửi học sinh đầu năm học mới, Chủ tịch nước viết: “Tôi mong các thầy giáo, cô giáo giữ vững ngọn lửa đam mê với sự nghiệp giáo dục, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong dạy học; các em sinh viên, học sinh phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, nuôi dưỡng hoài bão, ý chí vươn lên, thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt để mai sau cống hiến cho nước nhà” Ảnh: Quang Vinh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới
Ông lưu ý ngành giáo dục cần đáp ứng tốt nhất yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước. Ảnh: Quang Vinh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới

Chủ tịch nước đánh trống trường

Tại TP. HCM, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự lễ khai giảng tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Cùng dự có ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban văn hoá giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và nhi đồng Quốc hội.

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong là một trong những trường chuyên nổi tiếng tại TPHCM có lịch sử lâu đời.

Năm học 2018-2019, TP.HCM có hơn 1.677.071 học sinh.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới

Làm sao để con cháu nông dân cũng có cơ hội trở thành lãnh đạo đất nước

Sáng 5/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ khai giảng năm học mới của Trường Phổ thông dân tộc nội trú tại xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông – huyện nghèo của tỉnh Kon Tum.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về dự lễ khai giảng ở Kon Tum. Ảnh: VGP/ Quang Hiếu

Phát biểu tại lễ khai giảng, Thủ tướng bày tỏ xúc động về dự buổi lễ tại vùng xa xôi khó khăn nhất của tỉnh Kon Tum. “Tôi được biết trong những ngày nghỉ vừa qua các thầy giáo, cô giáo, các phụ huynh đã không nghỉ mà lo dọn dẹp trường lớp sạch sẽ để tổ chức buổi khai giảng chu đáo hôm nay”.

Thủ tướng đề nghị ngành giáo dục đào tạo của tỉnh tiếp tục triển khai tốt nghị quyết của Trung ương, Quốc hội về đổi mới toàn diện căn bản giáo dục-đào tạo, thực hiện chuyển giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang giáo dục toàn diện, chú trọng phẩm chất và năng lực. Điều này phải thay đổi từ tư duy, nhận thức đến phương pháp, kỹ năng của người thầy trong vai trò mới là dẫn dắt, hướng dẫn học sinh. Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu lấy học sinh làm trung tâm.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới
Thủ tướng đánh trống khai giảng năm học 2018-2019. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Về phía Chính phủ, Thủ tướng nhắc lại phát biểu trước Quốc hội khi ông nhậm chức: Cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, dành ngân sách thỏa đáng để cải thiện phòng học, thư viện, nhà vệ sinh; lo tốt hơn điều kiện ăn ở, đi lại cho các cháu ở vùng sâu vùng xa. Phải tạo cơ hội bình đẳng trong học tập, làm việc, thăng tiến để xuất hiện ngày càng nhiều nhân tài. Chúng ta phải làm sao để con cháu của nông dân, công nhân, người nghèo, đồng bào dân tộc đều có cơ hội học tập, tiến thân, kể cả cơ hội trở thành lãnh đạo của đất nước trong tương lai.

Nhắc đến một tấm gương người Ê Đê tại huyện Tu Mơ Rông đã trở thành tiến sĩ, Thủ tướng mong muốn các em học sinh phải có hoài bão, học tập để trở thành tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, công nhân lành nghề, làm thầy giáo, cô giáo, hay làm người nông dân xuất sắc…

Tại Ninh Thuận, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đến dự khai giảng tại Trường THPT Dân tộc nội trú Ninh Thuận (DTNT).

Năm học mới 2018-2019, toàn trường có 37 cán bộ, giáo viên, viên chức, người lao động; 291 học sinh của 3 khối lớp, trong đó khối 10: 3 lớp/112 học sinh; khối 11: 3 lớp/88 học sinh; khối 12: 3 lớp/91 học sinh. Có 6 dân tộc anh em chung sống học tập tại trường, trong đó chủ yếu học sinh là người dân tộc Raglay 213/291 (tỷ lệ 73.2%), dân tộc Chăm 71/291 (tỷ lệ 24.4%), còn lại dân tộc khác 7/291 (tỷ lệ 2.4%).

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới

Cô trò trường THPT dân tộc nội trú Ninh Thuận rạng rỡ trong ngày khai trường. Ảnh: Phương Hà


TP.HCM: Cứ 5 năm phải xây trường cho 1 triệu học sinh

Trong khi đó, Bí thư Thành uỷ TP.HCM – ông Nguyễn Thiện Nhân dự khai giảng tại Trường THPT Gia Định. Đây là lần đầu tiên Trường THPT Gia Định khai giảng ở địa điểm mới sau cuộc chuyển địa điểm vào tháng 10/2017 đến một địa điểm đẹp hơn.

Năm nay, ngôi trường này được xây mới hoàn toàn tại vùng đất mới ở Bình Thạnh.

Tại hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 và triển khai nhiệm vụ năm học 2018 – 2019, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM ví von, “TP.HCM như một tổng công ty xây dựng trường học” vì năm nào cũng xây trường.

Theo ông Nhân, trung bình cứ 5 năm, TP.HCM lại có thêm 1 triệu dân nên 5 năm phải xây đủ trường cho 1 triệu người dân này. Cả nước, quy định dành 20% ngân sách cho giáo dục, nhưng TP.HCM luôn bố trí 25% ngân sách cho giáo dục đào tạo.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới
 Ông Nguyễn Thiện Nhân đánh trống khai giảng năm học

Một số hình ảnh tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám (quận Tân Phú, TP.HCM) – nơi có gần 1.000 học sinh vào lớp 1 với 19 lớp.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới

Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và phân luồng

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã dự Lễ khai giảng năm học 2018 – 2019 của Trường THPT Hai Bà Trưng, TP. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Phát biểu tại Lễ khai giảng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao đã được xác định là những nhiệm vụ chiến lược, vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài trong các Nghị quyết của Đảng và đã được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật Nhà nước.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh trống khai giảng tại Trường THPT Hai Bà Trưng, TP. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: VGP/ Nhật Bắc

Giáo dục phổ thông có ý nghĩa nền tảng nhằm phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, đặc biệt chú trọng và quan tâm giáo dục lý tưởng, nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật, ý thức công dân trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học 2018-2019 là đổi mới chương trình, đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông.

Không chỉ tìm được việc làm, mà cần tạo ra việc làm

Sáng 5/9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự lễ khai giảng và chúc mừng 5672 tân sinh viên trúng tuyển vào khoá 60, hệ chính quy Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Phát biểu tại lễ khai giảng, Phó Thủ tướng mong muốn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa là trung tâm giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; vừa phải là trung tâm văn hóa có môi trường dân chủ, nhân ái, nghĩa tình, nơi con người được tôn trọng, được yêu thương, được trau dồi kỹ năng sống, kỹ năng sáng tạo để phát triển suốt đời.

Sinh viên tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế quốc dân ĐHKTQD không chỉ tìm được việc làm phù hợp mà còn có thể tạo việc làm thông qua khởi nghiệp thành công.

Phó Thủ tướng đề nghị nhà trường phát huy thế mạnh của mạng lưới cựu sinh viên rộng khắp cả trong và ngoài nước, gắn kết chặt chẽ hơn nữa công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học, gắn hoạt động của nhà trường với mạng lưới cựu sinh viên – doanh nghiệp và thực tế đời sống kinh tế – văn hóa – xã hội và hội nhập quốc tế.

Phó Thủ tướng đặt mục tiêu ĐHKTQD phải phấn đấu trở thành trung tâm của cá nhân khởi nghiệp và quốc gia khởi nghiệp.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh trống khai giảng tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Ảnh: Thành Chung

Theo dự báo của Bộ GD-ĐT, năm học này sẽ có 8,359 triệu học sinh tiểu học, 5,603 triệu học sinh THCS và 2,578 học sinh THPT.Tương đương đó, số giáo viên cấp tiểu học là 396.600 giáo viên, cấp THCS có 306.110 giáo viên, cấp THPT có 150.288 giáo viên.

Tính đến thời điểm tháng 8/2018, so với định mức giáo viên/lớp quy định, cả nước thiếu 43.732 giáo viên mầm non, 18.953 giáo viên tiểu học, 10.142 giáo viên THCS, thiếu 3161 giáo viên THPT. Đây là số thiếu cục bộ ở một số địa phương, mặc dù cả nước hiện vẫn thừa 12.165 giáo viên THCS, 4.200 giáo viên THPT.

Để khắc phục tình trạng này, đặc biệt là vấn đề thiếu giáo viên do tăng trưởng “nóng” về quy mô học sinh đang xảy ra ở một số địa phương, Bộ đã chỉ đạo tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường/lớp, không để những trường quy mô nhỏ, những lớp có số lượng học sinh không đủ theo định mức để thực hiện điều tiết giáo viên từ những trường thừa sang những trường/lớp thiếu giáo viên. Cùng đó, ưu tiên bố trí biên chế của các địa phương để tuyển dụng giáo viên, không xảy ra tình trạng có học sinh mà không có giáo viên dạy học.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới
Trẻ náo nức vào lớp 1 tại Trường Tiểu học Bế Văn Đàn (Hà Nội).

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2018, Thủ tướng đã chỉ đạo và giao Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ GD-ĐT xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu biên chế ngành giáo dục của một số địa phương cho phù hợp với mức tăng dân số cơ học.

Năm học qua cũng là năm đầu tiên ngành giáo dục thực hiện tổng rà soát hiện trạng đội ngũ, tính toán, dự báo nhu cầu sử dụng, nhu cầu đào tạo giáo viên để thực hiện giao chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm từ năm 2018 sát với nhu cầu sử dụng. Theo đó, chỉ tiêu tuyển sinh của tất cả các ngành sư phạm trên cả nước giảm 20% so với tổng số sinh viên thực tuyển năm 2017, và giảm khoảng 33% so với chỉ tiêu năm 2017.

Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ, Bộ GD-ĐT đã giao các trường sư phạm trọng điểm, chủ chốt phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên tổ chức xây dựng mới 50 chương trình đào tạo thống nhất trong cả nước.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới
Học sinh Trường Tiểu học Đông Ngũ 2 (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) bọc sách, ghi nhãn vỡ trong những ngày đầu tiên đến trường. Ảnh: Nguyễn Thảo

Một trong những nhiệm vụ chủ chốt của năm học tới là chuẩn bị đội ngũ và cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục phổ thông mới được tiến hành vào năm học 2019-2020. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, đội ngũ và cơ sở vật chất là 2 điều kiện quan trọng để triển khai chương trình. Trong đó, đội ngũ giáo viên phải “chuyển mình” – chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực.

Về cơ sở vật chất, phải đảm bảo dạy và học 2 buổi/ ngày, trong khi hiện nay vẫn còn khoảng 1/3 địa phương chưa thực hiện được điều kiện này.

Tuy nhiên, trên thực tế, cả 2 điều kiện là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, Bộ GD-ĐT đều không quyết định trực tiếp được. Bộ GD-ĐT đang làm việc cùng các Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cùng nhau tìm giải pháp.

Bộ GD-ĐT đặt ra một số nhiệm vụ cần tập trung trong năm học này, trước hết là quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học, sắp xếp, dồn dịch, quy hoạch các điểm trường một cách hợp lý. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến tính khoa học, hợp lý trong bố trí giáo viên, cũng như cơ sở vật chất, tránh tình trạng làm cơ học.

Tại hội nghị tổng kết năm học 2017-2018, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo, việc tinh giảm  biên chế không thể làm máy móc là cắt đi 10% giáo viên, mà là chia giai đoạn từ nay đến năm 2021 cắt giảm trung bình 10% biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Tức là nếu biên chế tự chủ được về lương thì không tính là biên chế theo nghĩa truyền thống. “Thứ hai, cắt giảm biên chế giáo viên cần chủ yếu tập trung vào biên chế gián tiếp, còn tinh thần chung là giáo viên vẫn phải đủ để dạy. Giáo viên dạy môn nào phải đủ môn đó, cấp nào dạy cấp đấy, không được máy móc thiếu giáo viên mầm non, thừa giáo viên cấp 2 mà chuyển xuống ngay” – ông Đam nói.

Vấn đề nhà vệ sinh trường học cũng được Phó Thủ tướng chỉ đạo nhiều lần thông qua xã hội hoá giáo dục. Ông Đam đưa giải pháp: Hãy lập một địa chỉ cụ thể để các trường chụp lại ảnh nhà vệ sinh của trường mình, gửi lên để toàn xã hội cùng thấy, từ đó kêu gọi sự chung tay của cộng đồng để nhà vệ sinh không còn là nỗi sợ của học sinh khi đến trường.

Trước thềm năm học mới 2018-2019, trong khi các trường học Thủ Đô đang “nóng” với tình trạng lớp chật, người đông thì ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trận lũ quét vừa qua đã khiến lễ khai giảng của các em năm nay không thể trọn vẹn. Mong muốn lớn nhất của thầy trò vùng lũ ở Yên Bái, Sơn La… là được làm lễ khai giảng cho các cháu đúng ngày 5/9.

Nguồn vietnamnet.vn

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *