Luật thì có, mà sao vẫn khó bảo vệ quyền trẻ em
Nguyễn Thị Lan Minh ( Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam)
Chưa hết dư âm vụ cô giáo ở Long An trừng phạt học trò bằng cách bắt mấy chục học trò quỳ gối rồi chính cô lại bị phụ huynh bắt quỳ gối, thì dư luận lại sửng sốt
chuyện cô giáo Hương ở Trường tiểu học An Đông (Hải Phòng) phạt trò bằng hình thức bắt uống nước giặt giẻ lau bảng. Rồi lại xảy ra thêm vụ bảo mẫu một nhà trẻ ở Quảng Bình bạo hành, trói chân, nhét giẻ vào miệng trẻ. Hình thức bạo hành trở nên tinh vi hơn khi mà một cô giáo ở một trường PTTH huyện Nhà Bè, TP HCM suốt 4 tháng liền lên lớp chỉ ghi bảng mà không “mở miệng” vì sợ trò ghi âm phát tán trên mạng….
Nói về những vụ việc trên, Nhà giáo Nguyễn Thu Hà – nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa thiên Huế đã phải thốt lên: “Không thể chấp nhận được hành động này của môt người gọi là cô giáo.Các trường Sư phạm cũng phải nên xem xét lại cách đào tạo của mình”.
Có thể nói , từ các câu chuyện trên phản ánh thực tế quyền trẻ em đang bị vi phạm rất nghiêm trọng.Các em bị bạo hành cả thể chất và tinh thần ngay chính ở cái nơi mà ngành giáo dục đang hàng ngày,hàng giờ trưng cái biển hiệu “ Trường học thân thiện , Giáo viên tích cực , Học sinh chăm ngoan”
Trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ emlà một phương pháp kỉ luật không tích cực,vi phạm Luật trẻ em.
Trừng phạt trẻ em là các biện pháp mà một người nào đó ( thường là người lớn) thực hiện với trẻ em nhằm thay đổi hành vi tiêu cực ở trẻ em, nhưng lại gây ra sự đau đớn về mặt thể chất và tinh thần cho trẻ, có hại cho sự phát triển của trẻ.
Trước thực trạng trẻ em bị thày cô giáo trừng phạt ,làm nhục tại trường học như mấy vụ vừa xảy ra tại Long an, Hải Phòng, Quảng Bình, Thành phố HCM ,nhiều chuyên gia,cán bộ chuyên trách làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em đã rất bức xúc.
Theo bà Ninh Thị Hồng – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em VN “ Cô giáo ở Hải Phòng bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng vì nói chuyện riênglà một hành vi không thể chấp nhận. Cô giáo đã quá sai.Cô đã vi phạm Điều 6 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Trẻ em 2016, chưa kể các quy định liên quan của ngành giáo dục về việc xử lý vi phạm với học sinh. Đây cũng là một hình thức bạo lực tinh thần trẻ em. Hành vi này với bất kể ai đều không được cho phép”.
Luật Trẻ em phải được thực thi trong cuộc sống.
Không ai có thể chấp nhận lối hành xử phi đạo đức của những thày cô giáo đối với học trò của mình khi các em mắc lỗi là sử dụng hình thức trừng phạt thể chất và tinh thần của các em.
Ông Đỗ Đức Ngọ , Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam đã chia sẻ:
“Qua theo dõi và lắng nghe các vụ xâm hại và bạo hành trẻ em được đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng vừa qua , chúng tôi thấy hết sức đau lòng và bức xúc. Điều đó đã được các cơ quan của Đảng , Nhà nước,Chính phủ và gần đây nhất là Thủ tướng Chính phủ tuyên bố là phải chấm dưt tình trạng bạo hành trẻ em.nhưng thực tế thì nó lại không chấm dứt , điều đó đặt ra cho ngành giáo dục các cơ quan , địa phương và gia đình là cần phải làm thế nào để ngăn chặn tình trạng bạo hành trẻ em .Ngành giáo dục cần phải có tiêu chí đạo đức nhà giáo , Quy chế trường học phải thật nghiêm túc, cần phải làm thế nào để môi trường giáo dục phải thật sự trong lành ,an toàn để các cháu được chăm sóc, được bảo vệ, được phát triển toàn diện.”
Có thể nói rằng,trong thực tế , tình trạng bạo hành trẻ em cả về thể chất và tinh thần vẫn còn đang ở mức độ báo động.Trong khi,Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn công ước quốc tế Quyền trẻ em từ năm 1990 và Luật trẻ em 2016 đã có hiệu lực từ ngày 1.6.2017. Vậy vì lý do gì? Có phải chăng Luật trẻ em chưa đi vào cuộc sống ,còn rất nhiều người dân chưa hiểu, hoặc không chịu hiểu, không chịu làm theo quy định của pháp luật bảo vệ trẻ em?
Chuyên gia Phí Mai Chi –Bộ lao động TBXH thì cho rằng “liên quan đến giá trị phổ quát về quyền con người trong xã hội hiện tại. Nó là nguyên tắc rất cần để giao tiếp. Nó không được dạy trong trường hiện nay. Tiếp nữa các quy tắc ứng xủ văn hóa trong gia đình, dòng họ làng xã bị đứt gẫy khiến đứa trẻ không có khuôn mẫu thống nhất để học hỏi. Trong bối cảnh này giáo dục gia đình là quan trọng .Việc cô giáo bắt trẻ uống nước bẩn nói riêng và và tình trạng bạo lực hiện nay trong trường học và gia đình sẽ không giảm bởi các nền tảng trên bị đứt gãy hoặc thiếu vắng.cô giáo và học sinh đều là nạn nhân của giáo dục gia đình. nhà trường và xã hội..”
Đề cập đến giải pháp cần thiết để có tác động kịp thời trong việc ngăn ngừa tình trạng bạo lực đối với trẻ em Tiến Sĩ Trần thị Thanh Thanh – (Nguyên Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban BVCSTrẻ em. /Nguyên Chủ tịch Hộị BVQTEVN ) nhấn mạnh đến vai trò của công tác truyền thông.Bà Thanh Thanh cho rằng: “Luật trẻ em rất là hay chặt chẽ về mặt pháp lý và rất cụ thể .tuy nhiên phải làm sao để luật đi vào cuộc sống.Trước mắt theo tôi phải chú trọng công tác truyền thông .truyền thông phải rất nghệ thuật dễ hiểu và đến được đối tượng mà lâu nay người ta rất ít cơ hội tiếp cận truyền thông . thí dụ như những người lao động , những người nhập cư , khu lao động, khu nhà trọ hoặc các khu vực có các gia đình lâu nay có vấn đề ,tệ nạn xã hội như nghiện hút .Họ cần phải biết được luật pháp liên quan đến trẻ em .
Truyền thông cũng nên hướng dân cho họ cụ thể , điều khoản nào liên quan đến vụ việc cụ thể, nếu làm sai thì sẽ bị xử phạt như thế nào .Cách truyền thông của các chi hội luật sư rất hay thông qua các phiên tòa giả định , họ giúp cho cả cha mẹ và các em học sinh hiểu về luật pháp”.
Phó Giáo sư –Tiến sĩ Nguyễn ngọc Oanh (Phó chủ nhiệm khoa Thông tin đối ngoại –Học viện Báo chí tuyên truyền cho rằng: “Rất cần thúc đẩy tính trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc tiếp thu và xử lý các vấn đề liên quan đến trẻ em, mà báo chí đã nêu. Đẩy mạnh hơn nữa vai trò chỉ đạo và đôn đốc của các cấp ủy về công tác trẻ em.Chú trọng nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.Thúc đẩy toàn xã hội giám sát các hoạt động vì quyền trẻ em. Trong đó, lợi ích tốt nhất cho trẻ em cần phải được tôn trọng hàng đầu. Sớm đưa các điều luật trẻ em 2017 vào cuộc sống. Quan tâm hơn nữa đến trẻ em trong bối cảnh xã hội phát triển, công nghệ và mạng xã hội ít nhiều đang có những tác động xấu đến các em. Hội nhà báo và toàn xã hội tăng cường khích lệ các nhà báo và toàn xã hội quan tâm và phản ánh mọi mặt của cuộc sống trẻ em trên các phương tiện truyền thông đại chúng.” …… |
Vì lợi ích tốt nhất của trẻ em , đã đến lúc cả cộng đồng xã hôi phải chung tâm ,chung trí, chung sức bảo vệ trẻ em . Luật pháp phải được thượng tôn, dù là ai , ở môi trường nào cũng đều phải biết dành cho con trẻ tình yêu thương và trách nhiệm . Vì các em chính là tương lai của đất nước chúng ta.