Nữ sinh 14 tuổi “đột tử” trong giờ thể dục vì trót làm điều này trong kỳ kinh nguyệt
Nữ sinh 14 tuổi “đột tử” trong giờ thể dục vì trót làm điều này trong kỳ kinh nguyệt
Chiều thứ Năm hàng tuần, tiết học thứ 8 là môn thể dục của cô bé họ Lưu. Lúc 16:45, thầy giáo Tằng Kiệm Dân đã yêu cầu các học sinh chạy vài vòng, nam chạy khoảng 800m, nữ chạy 400m sau đó ra sân vận động để kiểm tra nhảy dây.
Thầy Giáo Tằng nhớ lại: “Ngày hôm ấy thời tiết hơi lạnh nhưng không có mưa hay gió. Vì vậy học sinh vẫn có thể vận động ngoài trời.” Trước khi yêu cầu học sinh chạy, thầy giáo cũng đã nhắc nhở “ai có thể chạy thì chạy, không chạy được phải báo cáo với thầy”.
Trước khi chạy, thầy Tằng cũng không thấy cô bé Lưu có bất cứ biểu hiện gì lạ và bản thân cô bé cũng không đề nghị thầy cho nghỉ. Tuy nhiên sau khi sự việc đáng tiếc xảy ra, một bạn học đứng gần Lưu cho hay cô bé có nói đang đến kỳ kinh nguyệt và thấy hơi đau bụng.
Khi cả lớp bắt đầu chạy, một học sinh tên Tiểu Văn đã thấy cô bé Lưu chạy chậm hơn so với các bạn và đột nhiên ngã quỵ xuống, cả người nằm gục xuống đất khi vừa chạy được khoảng 150m. Tiểu Văn mau chóng chạy tới đỡ bạn và kêu mọi người tới giúp đỡ.
Sau đó, cô bé Lưu đã được chuyển đến phòng y tế của trường trong khi chờ đợi xe cứu thương tới. “Lúc đó, cô bé đã không còn ý thức. Tôi thấy đôi mắt của em thất thần, nửa mở nửa nhắm. Tôi cũng không cảm nhận được mạch đập ở cổ tay hay nhịp tim. Khi đặt bông lên mũi cô bé cũng không thấy dấu hiệu hít thở.” Nhân viên y tế tại trường nói.
Mặc dù đã nỗ lực tìm cách sơ cứu cho cô bé trước khi xe cứu thương tới để chuyển lên bệnh viện tuyến trên nhưng vào lúc 17:54, cô bé đã qua đời. Theo chẩn đoán sơ bộ của các bác sĩ rất có thể việc vận động mạnh trong kì kinh nguyệt là nguyên nhân tử vong. Để khẳng định chắc chắn, các bác sĩ cũng đã đề nghị được giám định pháp y tìm ra nguyên nhân dẫn tới cái chết thương tâm của cô bé nhưng gia đình không đồng ý vì muốn con an nghỉ.
Vận động mạnh vào kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng sức khỏe?
Trong thời gian kinh nguyệt diễn ra, phụ nữ nên tránh tập thể dục với cường độ mạnh bởi vận động quá sức, làm việc nặng nhọc trong những ngày này sẽ khiến cơ thể dễ bị mất sức, tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với bình thường. Kết quả là lượng máu kinh bị ra nhiều hơn và khiến các chị em cảm thấy càng mệt mỏi.
Tuy nhiên chưa có bằng chứng chính xác nào chứng minh phụ nữ vận động quá mạnh như chạy bộ trong kì kinh nguyệt sẽ dẫn tới tử vong.
Dù vậy các chị em phụ nữ cũng nên lưu ý một số điều cần phải tránh khi đang trong kì kinh nguyệt
1. Hạn chế ăn thức ăn chiên
Đồ ăn chiên, rán là một trong những thực phẩm chị em không nên ăn khi “đèn đỏ” vì sẽ tăng gánh nặng cho da (chất dầu tăng tiết trong thời kỳ “đỏ đèn” khiến da nổi mụn trứng cá, lở loét, viêm chân lông và cả quầng thâm mắt).
Ngoài ra, trong kì kinh nguyệt, chất béo và nước trao đổi chậm, lúc này ăn thực phẩm chiên, rán vào dễ gây ra tích mỡ trong cơ thể.
2. Không ăn uống đồ lạnh
Thực phẩm lạnh sẽ làm giảm tốc độ lưu thông máu, do đó ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung và sự bài tiết của máu kinh nguyệt, dẫn đến đau bụng kinh do tiết dịch kinh nguyệt.
3. Không nên uống cà phê
Hàm lượng caffeine cao trong loại đồ uống này sẽ khiến cho phụ nữ bị đau bụng kinh hơn, kinh nguyệt kéo dài và tăng lượng máu kinh nguyệt.
4. Không uống rượu
Do ảnh hưởng của hormone mà các chất xúc tác giải rượu trong cơ thể giảm đi nên các chị em khi bị “đèn đỏ” thường dễ say. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng tới gan do “gánh nặng” phải mang khi cơ thể không hỗ trợ.
Vì vậy đừng uống rượu khi đang có kinh nguyệt để tránh tổn thương cho gan nhiều hơn những ngày bình thường, tăng thêm các nguy cơ bệnh tật cho gan.
5. Không nên quan hệ tình dục
Thời điểm này khu vực “vùng kín” rất nhạy cảm, hệ miễn dịch của cơ thể giảm, nếu có hoạt động tình dục khi đang kinh nguyệt sẽ khiến vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, lây nhiễm viêm âm đạo, xói mòn cổ tử cung và các bệnh phụ khoa khác.
6. Không nên vận động mạnh
Trong kì kinh nguyệt, những hoạt động mạnh như: chạy, đấm bốc, bóng đá, cử tạ, nhảy cao,… sẽ làm tình trạng “khó ở” trong giai đoạn này thêm trầm trọng.
Nếu bị đau bụng kinh hay viêm nhiễm “vùng kín” thì nên tạm ngừng luyện tập thể thao trong giai đoạn “đèn đỏ”.
Thay vào đó, bạn nên tập nhẹ nhàng như đi bộ, bóng bàn, thái cực quyền (dưỡng đạo sinh)… sẽ giúp đẩy nhanh tuần hoàn máu, giảm nhẹ cơn đau bụng kinh và trướng bụng; đồng thời giúp tinh thần vui vẻ.
7. Không nên ăn quá mặn
Các thức ăn mặn làm tăng lượng muối và nước trong cơ thể gây nhức đầu, kích động, và tức giận dễ dàng hơn.
Nguồn giadinh.net.vn