Phòng chống béo phì, thừa cân cho trẻ em: ‘Khó khăn trong kiểm soát cân nặng’

Sáng ngày 18/10/2017, buổi hội thảo với tựa đề “Phòng chống thừa cân, béo phì ở trẻ em: Lời cảnh báo từ chuyên gia” tại Hà Nội đã đưa ra nhiều thông tin và lời khuyên hữu ích đến các bậc phụ huynh đang có con trong độ tuổi phát triển.
Thống kê ở Việt Nam cho thấy, từ 1980 đến 2013, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng 27,5% ở người lớn và 47,1% ở trẻ em.

Hội thảo quy tụ 200 đại biểu, doanh nhân, người nổi tiếng và các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng, y tế đến từ Bộ y tế, Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Viện Dinh dưỡng Việt Nam, Bệnh viện Nhi TƯ, Hiệp hội KHKT an toàn thực phẩm Việt Nam.

Tiến sỹ Từ Ngữ, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam đã chỉ ra những vấn đề thiết yếu trong việc làm thế nào để xác định trẻ bị thừa cân, béo phì; những hậu quả y khoa xảy đến với những trẻ có chế độ ăn uống không phù hợp với thể trạng.

Theo TS Từ Ngữ, ảnh hưởng từ thừa cân béo phì có thể gây ra hội chứng buồng trứng đa năng, gan nhiễm mỡ, thoái hóa mỡ gan…Ông cũng chia sẻ thêm rằng việc điều trị béo phì “nói thì dễ, làm thì rất khó” bởi thói quen sinh hoạt mà phụ huynh tạo cho con mình rất khó để thay đổi.

phong chong beo phi thua can cho tre em kho khan trong kiem soat can nang
TS Từ Ngữ phát biểu khai mạc hội thảo. Ông cho rằng: béo phì ở trẻ em là quá trình dài hạn không thể thấy ngay trước mắt.

Bên cạnh đó, TS cũng đưa ra những giải pháp chiến lược trong dinh dưỡng cho trẻ ở trường học, tăng cường hoạt động thể chất và có những quản lý chặt chẽ trong hoạt động truyền thông về các thực phẩm chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe.

Trong buổi hội thảo, ThS.BS Nguyễn Thị Lan Phương , Viện dinh dưỡng Quốc gia cũng chỉ ra những vấn đề quan trọng trong bữa ăn học đường và bữa ăn ở nhà. Theo bà, khẩu phần ăn của trẻ hiện nay tại nhà trường hay ở nhà đều đang thiếu vi chất và thừa năng lượng.

“Theo một nghiên cứu khác trên học sinh một số trường tiểu học ở Hải Phòng cho thấy, việc tiêu thụ nước giải khát 1-3 lần/ngày làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì ở trẻ lên khoảng 2-6 lần.” Bà Phương cho biết.

Cụ thể, hàm lượng chất xơ nạp vào cơ thể luôn thấp hơn hàm lượng chất béo, đạm có trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ bỏ ăn sáng là 10,5%, nguyên nhân chính dẫn đến giảm chất lượng dinh dưỡng khẩu phần ăn.
Buổi hội thảo còn nhận được sự chia sẻ từ phía TS Lưu Thị Mỹ Thục, Bệnh viện nhi Trung Ương về vấn đề khó khăn trong kiểm soát thừa cân, béo phì. Theo bà, sự phát triển bùng nổ của các loại thức ăn nhanh, thức ăn thiếu dinh dưỡng khiến tỉ lệ thừa cân, béo phì trên thế giới tăng 47,1% ở trẻ em.Lời khuyên từ TS Thúy Nga cho rằng, các bậc phụ huynh cần phối hợp cùng nhà trường, xây dựng một chế độ ăn phù hợp về dinh dưỡng, hoạt động theo tiêu chí: “Không có thực phẩm xấu, chỉ có bữa ăn xấu”. Ngoài ra, cần có thêm những nghiên cứu về dinh dưỡng dựa trên thể trạng của trẻ em Việt Nam, nhằm đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất.

Tại Hà Nội, thừa cân và béo phì của trẻ ở trường mầm non thuộc quận Đống Đa là 21,1% và Ba Vì là 7,6%. Tại TP.HCM, tình trạng thừa cân ở mức 17,8%, béo phì 3,2 %.

Mặc dù đã có những siết chặt trong việc ăn giảm chất béo nhưng tình trạng béo phì vẫn tăng chóng mặt.

phong chong beo phi thua can cho tre em kho khan trong kiem soat can nang
Cân bằng dinh dưỡng và ràn tập thể lực giúp trẻ đầy lùi thừa cân, béo phì. (Ảnh: songkhoe)

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường đến từ việc ép trẻ ăn trong lúc tâm lý đang căng thẳng, cung cấp khẩu phần ăn lớn, ép trẻ phải ăn hay mong muốn con to khỏe. Cách thức này gây ra việc ăn quá mức khi không thiếu thực phẩm.

Bên cạnh đó, TS Mỹ Thục cũng chỉ ra những mặt hạn chế của các phương pháp giảm cân được áp dụng nhiều hiện nay, bởi rất khó để ép trẻ nhỏ theo một phương pháp giảm cân nhất định và còn dẫn đến nguy cơ về bệnh tật. Giải pháp được đề ra là giảm năng lượng trong thức ăn, giữ nguyên hoặc giảm khối lượng thức ăn góp phần giảm năng lượng đưa vào cơ thể.

“Một trong những biện pháp tốt để kiểm soát cân nặng là thay đổi lối sống, hành vi. Đó là tăng hoạt động thể lực: Thời gian hoạt động ở mức trung bình ít nhất 60 phút/ngày. Giảm thời gian tĩnh tại. Trẻ dưới 2 tuổi không xem ti vi, trẻ lớn hơn thì chỉ được xem tivi dưới 2giờ/ngày hoặc dưới 14 giờ/tuần. Thay đổi hành vi: Khuyến khích việc tự kiểm soát, tự đặt mục tiêu. Ngủ: 0-5 tuổi (ngủ đủ 11 giờ/ngày); 5-10 tuổi (10 giờ /ngày); trên 10 tuổi (ngủ đủ 9 giờ /ngày)”. Bà Mỹ Thục chia sẻ.

Đây là một giải pháp thực tế dành cho những phụ huynh có con trẻ đã hoặc đang có nguy cơ thừa cân, béo phì.

Nguồn vietnammoi.vn

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *