Thi viết “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cho thanh, thiếu niên”

Thực hiện Kế hoạch số 2416/KH-BTP ngày 03/7/2018 của Bộ Tư pháp về tổ chức Cuộc thi “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cho thanh, thiếu niên” (Cuộc thi), Quyết định số 1829/QĐ-BTP ngày 19/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi và Tổ Thư ký giúp việc, Ban Tổ chức Cuộc thi ban hành Thể lệ gồm các nội dung sau:

  1. Đối tượng, chủ đề, nội dung và hình thức thi
    a) Đối tượng dự thi: Cá nhân hoặc nhóm cá nhân là công dân Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài.
    Thành viên Ban Tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký giúp việc Ban Giám khảo không được phép dự thi.
    b) Chủ đề, nội dung thi tập trung vào một trong những vấn đề sau đây:
    – Những sáng kiến, mô hình đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho thanh, thiếu niên đang được triển khai thực hiện tại cơ quan, tổ chức, địa phương và có tác động, hiệu quả tích cực, cần tiếp tục nhân rộng.
    – Những sáng kiến, mô hình PBGDPL có hiệu quả cho thanh, thiếu niên mà cá nhân hoặc nhóm cá nhân đã được học tập, tham khảo kinh nghiệm hoặc qua nghiên cứu cho thấy phù hợp, hiệu quả, có thể vận dụng vào thực tiễn.
    c) Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức thi viết.
  2. Yêu cầu của bài dự thi
    Bài dự thi phải đáp ứng các yêu cầu sau:
    a) Đúng chủ đề, nội dung theo Thể lệ, không vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả, Luật Báo chí và các quy định khác có liên quan. Bài thi cần cung cấp các thông tin sau: Tên sáng kiến, mô hình;đối tượng áp dụng; địa điểm áp dụng trong thực tiễn (nếu có); các bước để xây dựng; tác động, hiệu quả của sáng kiến, mô hình; đánh giá tính khả thi, giải pháp nhân rộng mô hình.
    b) Có nội dung trung thực, thông tin chính xác, khách quan; có sức thuyết phục; có tính ứng dụng, nhân rộng; ngôn ngữ, hình thức trình bày ngắn gọn, dễ hiễu, rõ ràng.
    c) Chưa đạt giải tại các cuộc thi khác.
    d) Được trình bày bằng tiếng Việt trên khổ giấy A4, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, kèm ảnh minh họa và tư liệu, tài liệu liên quan (nếu có).
    Bài dự thi phải ghi rõ tên tác giả hoặc nhóm tác giả;ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp, đơn vị công tác (nếu có); địa chỉ và điện thoại liên lạc.
    đ) Số lượng bài dự thi: Không hạn chế.
  3. Thời gian dự thi và địa chỉ nhận bài dự thi
    a) Thời gian nhận bài dự thi bắt đầu từ ngày 25/7/2018 đến hết ngày 30/10/2018 (tính theo dấu bưu điện kiểm chứng).
    Trường hợp gia hạn thời gian nhận bài dự thi, Ban Tổ chức sẽ thông báo bằng văn bản và đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
    b) Địa điểm nhận bài dự thi: Bài dự thi gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điệnvề Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp – số 58, 60 Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội và qua email: phobiengiaoducphapluat@moj.gov.vn.
    Trên bì thư gửi bài tham dự Cuộc thitác giả cần ghi rõ: “Bài tham gia Cuộc thi viết “Sáng kiến, mô hìnhphổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cho thanh, thiếu niên”.
    Thông tin liên hệ: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Phòng Quản lý công tác tiếp cận pháp luật và Tổng hợp); số điện thoại: 024.62739469, Fax: 024.62739471.
  4. Sử dụng bài dự thi
    a) Ban Tổ chức được lựa chọn các bài dự thi đạt giải để đăng tải trên Báo Pháp luật Việt Nam và Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp.
    b) Bài dự thi (đạt giải hoặc không đạt giải) không trả lại tác giả. Ban Tổ chức được quyền sử dụng bài dự thi để phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
  5. Tổ chức chấm thi
    a) Ban Giám khảo do Ban Tổ chức thành lập làm việc theo nguyên tắc chính xác, công tâm, khách quan và khoa học; chấm thi theo Quy chế chấm thi do Ban Tổ chức ban hành.
    b) Sau khi có kết quả chấm thi, Ban Tổ chức sẽ công bố danh sách bài dự thi đạt giải trên Công thông tin điện tử Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam và trao giải thưởng.
  6. Giải thưởng Cuộc thi
    Căn cứ vào kết quả Cuộc thi, Ban Tổ chức quyết định tặng giải thưởng  và Giấy Chứng nhận của Ban Tổ chức Cuộc thinhư sau:
    a) Giải nhất: 5.000.000 đồng/giải (01 giải).
    b) Giải nhì: 3.000.000 đồng/giải (02 giải).
    c) Giải ba: 2.000.000 đồng/giải (03 giải).
    d) Giải khuyến khích: 1.000.000 đồng/giải (10 giải).
    đ) Một số giải phụ: 500.000 đồng/giải.
  7. Quy định về trách nhiệmvà xử lý bài thi vi phạm
    a) Cá nhân, nhóm cá nhân là tác giả bài thi có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của Thể lệ Cuộc thi.
    b) Ban Tổ chức Cuộc thi không chịu trách nhiệm về những tranh chấp bản quyền tác giả đối với bài dự thi (nếu có) và bài dự thi bị thất lạc trong quá trình tác giả gửi tham gia Cuộc thi.
    c) Trong trường hợp việc tranh chấp bản quyền tác giả phát sinh sau khi bài dự thi đạt giải, Ban Tổ chức thu hồi giải thưởng khi có kết luận có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền về việc người dự thi vi phạm. Người dự thi đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
  8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
    Trường hợp có khiếu nại liên quan đến Cuộc thi, người khiếu nại phải phản ánh bằng văn bản với Ban Tổ chức chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả để xem xét, giải quyết. Sau thời điểm đó, Ban Tổ chức không xem xét, giải quyết bất kỳ khiếu nại nào. Quyết định giải quyết khiếu nại của Ban Tổ chức là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.

Nguồn thanhnienviet.vn

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *