TUYỂN NHÓM TƯ VẤN/CÔNG TY XÂY DỰNG CẨM NANG

Thông tin chung

Việt Nam đang có những bước phát triển và thay đổi nhanh chóng về kinh tế – xã hội. Vấn đề bạo hành, xâm hại trẻ em đang là một mối quan ngại của các cấp, các ngành và mọi người dân. Theo số liệu của Bộ Công An, năm 2018, cả nước đã xảy ra 1,547 vụ xâm hại trẻ em với 1,669 đối tượng, xâm hại 1,579 trẻ em, trong đó có 1,293 trẻ em bị xâm hại tình dục, trong đó các vụ xâm hại tình dục được phát hiện nhiều nhất tại Hà Nội[1].

Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (VACR) với sự hỗ trợ của Quỹ hỗ trợ các sáng kiến tư pháp (JIFF) thực hiện dự án “Hỗ trợ tiếp cận tư pháp cho trẻ em bị xâm hại tình dục tại Hà Nội” từ tháng 9/2020 – tháng 8/2021 nhằm mục đích tăng cường tiếp cận tư pháp và hỗ trợ tư pháp cho trẻ em và gia đình là nạn nhân của xâm hại tình dục tại Hà Nội.

Kết quả 1: Nâng cao nhận thức cộng đồng về cách thức xử lý, thu thập chứng cứ, yêu cầu sự trợ giúp và hỗ trợ pháp lý khi phát hiện trẻ em bị xâm hại tình dục

Kết quả 2: Nâng cao năng lực cho các nhóm hỗ trợ thực thi pháp luật và hỗ trợ y tế cho trẻ em và gia đình trẻ là nạn nhân của xâm hại tình dục tại Hà Nội, bao gồm: 1) Thành viên Hội thẩm nhân dân; (2) công an, kiểm sát viên; (3) Mạng lưới luật sư, luật gia BVTE – Hội BVQTEVN,  trợ giúp viên pháp lý; (4) nhóm các tổ chức xã hội và tư vấn của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 và giảng viên giảng dạy pháp luật trong nhà trường; (5) Truyền thông; (6) Các trung tâm đang chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ trẻ em và các nhân viên y tế, các bác sĩ tâm lý tại bệnh viện công/trung tâm y tế

Kết quả 3: Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp lý và đại diện bào chữa cho trẻ em và gia đình là nạn nhân của xâm hại tình dục tại Hà Nội

Để thực hiện việc truyền thông hiệu quả cho kết quả 1, VACR phối hợp với MSD tuyển tư vấn để xây dựng 01 bộ cẩm nang dành cho gia đình về cách thức xử lý, thu thập chứng cứ, yêu cầu trợ giúp và hỗ trợ pháp lý khi phát hiện trẻ em bị xâm hại tình dục, quy trình tiếp cận dịch vụ y tế khám thương ban đầu và được chuyển thành phiên bản thân thiện với trẻ em và gia đình (ví dụ: hoạt hình, tranh vẽ, kể câu chuyện, v.v.);

  • Mục tiêu hoạt động:

Xây dựng 01 bộ cẩm nang dành cho gia đình về cách thức xử lý, thu thập chứng cứ, yêu cầu trợ giúp và hỗ trợ pháp lý khi phát hiện trẻ em bị xâm hại tình dục, quy trình tiếp cận dịch vụ y tế khám thương ban đầu và được chuyển thành phiên bản thân thiện với trẻ em và gia đình (ví dụ: hoạt hình, tranh vẽ, kể câu chuyện, v.v.); Bộ cẩm nang được chia sẻ trong chiến dịch truyền thông về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tháng 10 – 12.2020.

  • Đối tượng của tài liệu: dành cho Gia đình, người bảo trợ, người giám hộ,….
  • Kết quả:
    • 2 sản phẩm:

Sản phẩm 1: Bộ cẩm nang bản Word dành cho gia đình có các nội dung đảm bảo:

  • Hướng dẫn kỹ năng phòng tránh cho trẻ em khỏi bị xâm hại tình dục
  • Hướng dẫn cách thức xử lý, thu thập chứng cứ, yêu cầu trợ giúp và hỗ trợ pháp lý khi phát hiện trẻ em bị xâm hại tình dục, quy trình tiếp cận dịch vụ y tế khám thương ban đầu (bao gồm cả địa chỉ hỗ trợ tư vấn pháp lý liên quan tới trẻ bị xâm hại tình dục)

Sản phẩm 2: Chuyển thể cẩm nang sang dạng thân thiện với trẻ em và gia đình đảm bảo các tiêu chí

  • Trực quan, sinh động, rõ ràng, dễ hiểu;
  • Thân thiện với trẻ em và gia đình
  • Tranh vẽ hoạt hình minh hoạ sắc nét, sinh động, thân thiện với trẻ em;
  • Các nội dung đảm bảo đầy đủ
    • Nội dung chính của sản phẩm
  • Hướng dẫn cách  phòng tránh cho trẻ em khỏi bị xâm hại tình dục
  • Hướng dẫn cách thức xử lý, thu thập chứng cứ, yêu cầu trợ giúp và hỗ trợ pháp lý khi phát hiện trẻ em bị xâm hại tình dục, quy trình tiếp cận dịch vụ y tế khám thương ban đầu
  • Phát hiện trẻ em bị xâm hại tình dục:
    • Những dấu hiệu để nhận biết trẻ em có thể bị xâm hại tình dục
    • Hướng dẫn cách tiếp cận/trao đổi để trẻ em thổ lộ
  • Các bước xử lý
    • Thông báo các bên liên quan,…
    • Thu thập và giữ nguyên chứng cứ
    • Yêu cầu trợ giúp và hỗ trợ pháp lý khi phát hiện trẻ em bị xâm hại tình dục,
    • Quy trình tiếp cận dịch vụ y tế khám thương ban đầu
  • Yêu cầu và trách nhiệm của nhóm tư vấn/công ty (gọi chung là tư vấn):
  • Tiêu chí lựa chọn tư vấn:

– Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em, phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em – nếu là cá nhân cần có bằng thạc sỹ chuyên môn phù hợp, có trên 5 năm kinh nghiệm.

– Có kinh nghiệm trong xử lý ca, hỗ trợ cho trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục

– Có kinh nghiệm xây dựng các tài liệu liên quan (gửi kèm khi nộp hồ sơ)

– Có kinh nghiệm về truyền thông và phát triển các sản phẩm thân thiện với trẻ em;

– Có kinh nghiệm xây dựng ý tưởng chuyển thể sang dạng thân thiện với trẻ em;

– Có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức xã hội là một lợi thế;

– Sáng tạo, cẩn thận trong công việc

– Có khả năng làm việc độc lập, cũng như làm việc nhóm tốt.

  • Nhiệm vụ của tư vấn:
  • Trực tiếp trao đổi với cán bộ VACR về nội dung của cẩm nang và phương cách chuyển thể sang dạng thân thiện với trẻ em;
  • Thực hiện các sản phẩm với tối đa trách nhiệm và cầu tiến trong các yêu cầu sửa đổi từ VACR (tối thiểu được 3 lần góp ý chỉnh sửa/sản phẩm kể từ lần các bản  dự thảo số 1)
  • Bản quyền của sản phẩm thuộc về VACR và MSD
  • Thời gian thực hiện: tháng 10 – 12/2020
  • Phí tư vấn và hình thức thanh toán:
  • Phí tư vấn: theo thoả thuận.
  • Việc thanh toán: theo thoả thuận
  • Cấp báo cáo và người liên hệ: 
  • Ứng viên quan tâm xin gửi hồ sơ về địa chỉ email: tuyendungjiff.vacr@gmail.com và  edu.manager@msdvietnam.org trước ngày 22/10/2020.
  • Hồ sơ gồm: CV, một số sản phẩm đã thực hiện liên quan (nếu có) và đề xuất cụ thể mức phí tư vấn.

[1] https://dantri.com.vn/xa-hoi/1141-tre-em-bi-xam-hai-tinh-duc-trong-nam-2018-2019011217304825.htm

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *