Thiết bị thực tế ảo có thể gây hại sức khỏe trẻ em

Các nhà nghiên cứu tại đại học Leeds cho biết 20 phút sử dụng thiết bị thực tế ảo (VR) gây ảnh hưởng không tốt đến thị giác và khả năng thăng bằng ở trẻ em từ 8 đến 12 tuổi.

Cảnh báo được đưa ra khi nhiều công ty lớn gồm Facebook và Google công bố kế hoạch đầu tư mạnh trong lĩnh vực này, cũng như các công ty sản xuất phần cứng bắt đầu quảng bá công cụ với khả năng biến điện thoại thành thiết bị phát VR.

Nghiên cứu này dựa trên sự hợp tác giữa đại học Leeds với những công ty chuyên về VR tại Anh, và là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra ảnh hưởng của VR lên người dùng.


                    Thiết bị thực tế ảo có thể gây hại sức khỏe trẻ em

Ảnh: WAREABLE

“Trong một thiết bị VR, thế giới ảo 3 chiều được hiển thị trên màn hình 2 chiều, tạo ra sự căng thẳng lên hệ thống thị giác người dùng,” theo Mar Mon-Williams, giáo sư về tâm lý học nhận thức của đại học Leeds. “Ở người trưởng thành, điều đó gây nên đau đầu và nhức mắt. Nhưng với trẻ em, hậu quả lâu dài khó mà lường trước.”

Trong nghiên cứu, họ đánh giá 20 trẻ em từ 8 đến 12 tuổi sau khi chúng chơi game trong môi trường thực tế ảo kéo dài 20 phút. Nhóm không phát hiện tổn thưởng nào đến thị lực.

Tuy nhiên, ở 2 trường hợp, cảm nhận chiều sâu về vật thể – khả năng nhận biết sự khác biệt trong khoảng cách đã gặp vấn đề. Đứa trẻ khác biểu hiện sự suy giảm nặng nề về thăng bằng sau chơi game VR.

Những ảnh hưởng này chỉ tạm thời nhưng đáng phải chú ý, vì chúng xảy ngay cả khi trẻ em chơi trong thời gian ngắn.

Nếu không thể khắc phục vấn đề nêu trên, có thể dẫn đến tổn thương vật lý ở trẻ em, và dẫn đến hạn chế sử dụng thiết bị VR trong đời sống. Mặc dù thực tế ảo được kỳ vọng là hỗ trợ đắc lực trong môi trường gia đình và ngành công nghệ của tương lai khi đó mọi người tương tác với nhau qua thiết bị VR.

Hàng trăm công ty đang tạo ra sản phẩm game và ứng dụng VR. Các nhà làm phim cũng khai thác tiềm năng VR cho phim tài liệu và hoạt hình, Facebook và Youtube cung cấp video 360 độ. Game trên máy tính đang đưa người dùng hoàn toàn nhập vai vào thế giới game trên thiết bị VR, không còn phải dùng màn hình tivi hay máy tính nữa.

VR cũng tạo nên ảnh hưởng lớn đến giáo dục. Sinh viên nha khoa tại đại học Leeds được đào tạo để thực hành dựa trên hình ảnh thiết bị VR cung cấp. Tương tự, sinh viên y khoa có thể học về khối u và vết thương bằng cách này.

Nhưng sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực này không chỉ dựa vào sự sáng tạo về tốc độ xử lý hay sự hoàn hảo của màn hình, cụ thể là cách trẻ em sử dụng thiết bị VR. Chính vì vậy, cần phải giải quyết vấn đề bằng việc xem xét lại cách thiết kế thiết bị VR để trẻ em không bị ảnh hưởng, Mon-William cho hay.

Nguồn tuoitre.vn

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *